BXH trên của tạp chí The Times Higher Eduacation (THE) đánh giá chất lượng của các trường đại học trên thế giới dựa trên một số tiêu chí chính như công tác giảng dạy, nghiên cứu, sự chuyển giao kiến thức, danh tiếng trên toàn cầu cũng như thu nhập kinh tế .

Theo đó, trong 10 trường đại học tốt nhất thế giới có tới 6 trường tới từ Mỹ là Học viện Công nghệ California (1), Đại học Stanford (3), Học viện Công nghệ Massachusetts (5), Đại học Havard (6), Đại học Princeton (7) và Đại học Chicago (10). 4 vị trí còn lại trong top 10 gồm 3 đại diện của Anh là Đại học Oxford (2), Đại học Cambridge (4) và trường Đại học Imperial London cùng Học viện Công nghệ Zurich (9) của Thụy Sĩ.

Chất lượng giáo dục đại học của Mỹ còn được thể hiện qua việc có tới 147 trường đại học của nước này lọt vào BXH 800 trường đại học tốt nhất thế giới của THE trong đó Học viện Công nghệ California đã giữ vị trí số 1 trong suốt 5 năm qua

Tuy nhiên, một số chuyên gia giáo dục cho rằng xét trên tổng thể, giáo dục đại học tại Mỹ đã có một số điểm thụt lùi so với các năm trước. Theo đó, trong top 200 của năm 2015, chỉ có 63 trường đại học của Mỹ trong khi con số này vào năm 2014 là 74 và 77 vào năm 2013.

Đại học Mỹ dẫn đầu thế giới về khoa học xã hội

Theo ông Phil Baty, người chịu trách nhiệm BXH của THE, cho biết nguyên nhân của sự sụt giảm này có thể do nguồn ngân sách đổ vào giáo dục tại Mỹ đã không còn được như trước. Theo đó, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, đã có tới 47 bang của Mỹ phải cắt giảm nguồn ngân sách cho giáo dục đại học.

BXH năm 2015 của THE cũng cho thấy sự nổi lên của các trường đại học tại châu Âu, đặc biệt là Anh. Điều này thể hiện qua việc có tổng cộng 78 trường đại học của Anh góp mặt trong BXH của THE năm nay trong đó có 34 trường lọt vào top 200. Trong khi đó, Đức cũng đóng góp 20 đại diện trong top 200, Hà Lan với 11 trường. Xét tổng thể, có tới 345 trên tổng số 800 trường trong BXH tới từ Lục địa già.

Năm 2015 còn chứng kiến sự đa dạng trong BXH khi có tới 70 quốc gia có trường đại học góp mặt trong BXH của THE, nhiều hơn hẳn so với 41 quốc gia vào năm ngoái, trong đó có nhiều nước lần đầu tiên góp mặt như Indonesia, Bangladesh và Kenya.

Tại khu vực châu Á, trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã giành được vị trí số 1 về chất lượng và giữ vị trí 26 trong bảng xếp hạng tổng. Xét về tổng thể xếp hạng các trường đại học tại châu Á, ông Phil Baty cho rằng: “Trong khi Trung Quốc vẫn giữ được số lượng ổn định các trường đại học xếp trong top 200 thì cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều có sự sụt giảm nhẹ tuy nhiên Nhật Bản vẫn là quốc gia đóng góp số trường đại học nhiều thứ 3 trong BXH năm nay sau Mỹ và Anh.

Khoa học học xã hội là một ngành khoa học nghiên cứu về xã hội và con người, là lĩnh vực của sự trao đổi tư tưởng. Nhiệm vụ của khoa học xã hội là cung cấp các luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách phát triển đất nước nhanh và bền vững trên các mặt trận kinh tế, văn hóa, chính trị. Có nhiều ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội. Điển hình như ngành xã hội học, trên cơ sở nhận diện hiện trạng xã hội và sử dụng các lý thuyết dự báo, các nhà xã hội học sẽ dự đoán sự vận động của xã hội trong tương lai. Hay như ngành kinh tế học, ngành này nghiên cứu về quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ.

Ngành nghề thuộc khoa học xã hội: Nhà xã hội học, nhà đô thị học, nhà tâm lý học, nhà văn hóa, quốc tế học, nhà chính trị học, nhà triết học, hành chính học, khoa học quản lý, kinh tế học, nhà ngôn ngữ học, nhà sử học, khảo cổ học, bảo tồn, bảo tàng, nhà nhân học,…

Theo Dân Trí