Sinh viên đang… học đại?

Hàng năm, cả nước có hơn 1 triệu học sinh rời ghế nhà trường phổ thông để “chen chân” vào các trường ĐH-CĐ, nhưng chỉ có khoảng 400.000 học sinh đạt được nguyện vọng, khoảng 370.000 học sinh học tại các trường dạy nghề. Hơn 1/3 học sinh chấp nhận “chờ” kỳ thi năm sau chứ không học nghề. Điều này cho thấy, tâm lý “chỉ có thể vào đại học mới có tương lai” vẫn chưa thể xóa bỏ.

Đối với sinh viên Đại học, rất nhiều bạn trẻ cho biết, họ đã chọn trường theo yêu cầu của gia đình, chọn theo “mốt”, theo bạn bè mà chưa thật sự hiểu rõ khả năng, tính cách của mình có phù hợp với ngành nghề đó hay không.Sự chọn lựa sai lầm này khiến nhiều sinh viên không hứng thú, thậm chí chán nản với ngành học của mình. Khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho thấy, có tới 40% số SV chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp, chỉ có 30% sinh viên khẳng định sẽ theo nghề đang học.

Việc chọn trường sai không chỉ gây tác hại đối với người học mà còn ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nhân lực, gây ra sự mất cân đối trên thị trường lao động. Cộng thêm việc đào tạo của nhiều trường ĐH thiếu tính thực tiễn, không chú trọng tới nhu cầu thị trường lao động… là những nguyên nhân tạo nên con số thất nghiệp đáng giật mình.


Đại học đừng Học đại - Ảnh 1

Các bạn học sinh đến với chương trình FPT – B2G đều được tư vấn chi tiết về chương trình học và công việc phù hợp khi ra trường


Để đại học không còn là… học đại

Trước hết cần phải thực sự nghiêm túc trong việc chọn ngành học phù hợp với năng lực của bản thân. Bởi nếu chọn được đúng nghề phù hợp với năng lực và đam mê, khả năng theo đuổi và thành công sẽ rất cao.

Để có thể lựa chọn đúng, phụ huynh và học sinh cần đánh giá nghiêm túc những điểm mạnh yếu trong năng lực và tính cách. Các phụ huynh có thể hướng dẫn con sử dụng các công cụ trắc nghiệm ngành nghề như bài test năng lực SHL, bài test MBTI… Đồng thời, phụ huynh cần tìm hiểu về nguyện vọng, đam mê của các con cũng như cung cấp thông tin về các ngành nghề cho con lựa chọn. Khi đã hiểu sâu về những tố chất và năng lực cần có của mỗi ngành nghề, các em sẽ có sự lựa chọn chính xác hơn.

Khi đã chọn được ngành, các em cần tỉnh táo để chọn trường bởi có rất nhiều trường cùng đào tạo một ngành nghề. Điểm đầu vào và danh tiếng của trường là một tiêu chí quan trọng, nhưng quan trọng hơn là chương trình và phương pháp đào tạo của trường đó. Và một trong các tiêu chí đánh giá trường học là chất lượng đầu ra của sinh viên có được thị trường lao động chấp nhận không. Tiêu chí này dựa vào tỷ lệ sinh viên có việc làm khi ra trường cũng như mức lương trung bình của sinh viên.


Đại học đừng Học đại - Ảnh 2


FPT – B2G có nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, thẩm mỹ giúp sinh viên tiếp cận và mở rộng tri thức cũng như tâm hồn.


Điển hình trong việc đào tạo hướng tới đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường lao động là chương trình Cử nhân Quốc tế FPT B2G. Nếu thị trường đòi hỏi lao động phải giỏi tiếng Anh thì chương trình FPT B2G đã triển khai đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, sinh viên ra trường phải bảo vệ luận văn bằng tiếng Anh với trình độ tối thiểu là IELTS 5.5. Nếu doanh nghiệp đòi hỏi “phải có kinh nghiệm mới được tuyển dụng” thì FPT B2G đã đưa sinh viên xuống doanh nghiệp từ năm 3 để đào tạo thông qua làm việc thực tế (theo chương trình OJT – on the job training). Và trước những yêu cầu về kỹ năng giao tiếp, khả năng trình bày… thì sinh viên FPT B2G cũng đã được học và rèn luyện tất cả những kỹ năng này thông qua chương trình phát triển kỹ năng cá nhân PDP…


Đại học đừng Học đại - Ảnh 3


Chuyên gia tư vấn cách viết CV, trả lời phỏng vấn cho sinh viên trước khi sinh viên tham gia kì OJT.

Không những thế, FPT B2G còn giúp sinh viên “lập trình” cho tương lai của mình qua môn học “quản lý sự nghiệp” – Career management – môn học rất được chú trọng trong chương trình đào tạo của Anh và Mỹ. Sinh viên được hướng dẫn cách đánh giá bản thân, được cung cấp các công cụ trắc nghiệm, kiểm chứng… để xác định mức độ phù hợp của mình đối với ngành nghề. Từ đó, đưa ra mục tiêu nghề nghiệp trong vòng 5 năm và xác định lộ trình để đi tới đích. Trên lộ trình này, những nội dung cần học hỏi và kỹ năng cần rèn luyện cũng được “lập trình” chi tiết. Chính vì thế, sinh viên FPT B2G cảm thấy rất tự tin khi ra trường.

Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, học sinh có rất nhiều sự lựa chọn chứ không phải đơn giản là… thi đỗ Đại học. Điều quan trọng là cần phải tỉnh táo để chọn được đúng ngành và đúng trường phù hợp với năng lực. Đó sẽ là điểm khởi dầu để đảm bảo cho một tương lai thành công, tránh được tình trạng “học đại” gây ra hậu quả nặng nề cho cả người học lẫn xã hội.

Cử nhân Quốc tế FPT B2G là chương trình liên kết đào tạo giữa Đại học Greenwich (Anh Quốc) và Viện Quản trị Kinh doanh FSB – Đại học FPT, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép và được cấp bằng bởi Đại học Greenwich của Anh.

Chương trình hiện đang đào tạo ngành Quản trị kinh doanh chung (BABM) gồm 4 chuyên ngành hẹp:

  • Quản trị kinh doanh chung BABM
  • Quản trị Marketing – BABM (Marketing)
  • Quản trị Tài chính – BABM (Finance)
  • Quản trị Sự kiện – BABM (Event Management)

Năm 2014, chương trình sẽ tuyển sinh theo hình thức xét tuyển. Thông tin chi tiết xem http://b2g.fsb.edu.vn/ hoặc liên hệ:

Tại HN: Điện thoại 04-62 871 918 (số máy lẻ 101, 102)

Hotline: 19006030 ; 0963 063 916 (Hà Nội), 

Tại HCM: 08-62 935 473 ; 08-62 935 282

Hotline: 19006030 ; 0933 108 554

Tại Đà Nẵng: 051-16 281 123

Hotline: 19006030 ; 0934.892.687

Email:  [email protected]