Sự kiện: Điểm thi, điểm sàn, điểm chuẩn, điểm sàn đh

Em Ma Hiêng, thường trú tại thôn 2, xã Tà Năng, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) nay đã trở thành niềm tự hào của cộng đồng người Chu Ru giữa đại ngàn Tây Nguyên.

 Cô bé mồ côi thành thủ khoa đại học

 Đường vào thôn 2, xã Tà Năng còn ghập nghềnh sỏi đá, cái khó của vùng đất nghèo nơi đây vẫn còn hằn sâu trên những mái nhà lá, vách gỗ hai bên đường. Thế nhưng, thật khó có ai ngờ rằng giữa vùng đất heo hút chìm giữa rừng núi ấy lại có một cô gái nhỏ nhắn vừa đậu thủ khoa khối C trường đại học Đà Lạt với 23 điểm, chỉ kém thủ khoa trường này 0,5 điểm.

Cô Ma Thúy – mẹ Ma Hiêng cho biết, Ma Hiêng là đứa con duy nhất trong nhà được nuôi cho ăn học tử tế, và cũng là cô bé chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Khi còn ở trong bụng mẹ người cha đã vội vã qua đời để sau này chẳng bao giờ cô bé Ma Hiêng được một lần gọi lên tiếng cha. Thiệt thòi về tình cảm của cha nhưng bù lại Ma Hiêng lại luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của mẹ và các chị trong gia đình.

Từ nhỏ cô bé Ma Hiêng đã tỏ ra là một người ham học hơn ham chơi, thích đi tới trường tìm con chữ hơn theo các bạn ra đồng thả diều, nhảy dây. Cô Ma Thúy kể: “Khi còn chưa được vào lớp một, cứ mỗi buổi chiều Ma Hiêng lại đi bộ cả cây số ra trường làng đứng hàng giờ ở cửa số xem các anh chị tập đọc, làm toán. Nó nhìn mãi mà con mắt không biết chán, đôi tai nghe mãi mà không thấy mỏi. Sau này được đi học, ngày mưa cũng như nắng, lúc khỏe cũng như ốm đau không thấy nó nghỉ học bao giờ”.

 

DIEM THI, DIEM SAN, DIEM CHUAN, DIEM THI DAI HOC, DIEM SAN DAI HOC, DIEM SAN KHOI A, DIEM SAN KHOI B, DIEM SAN KHOI C, DIEM SAN KHOI D

Hình minh hoạ, chủ đề Cô thủ khoa đầu tiên của người Chu Ru

 

Cứ vậy, thuở còn thơ thì học trường làng, lớn lên hơn nữa thì ra Trung tâm huyện tiếp tục theo đuổi con chữ, sang năm cấp III thì xa nhà gần trăm cây số lên tỉnh theo học trường THPT dân tộc nội trú. 12 năm miệt mài học tập là 12 năm Ma Hiêng đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến.

Bí quyết trở thành thủ khoa của Ma Hiêng rất đơn giản: “Nhà nghèo nên em chỉ có thể học tập những kiến thức trên lớp thầy cô giảng và trong sách giáo khoa. 12 năm học chưa một lần em đi học thêm ở đâu. Nội dung đề thi đại học cũng chỉ ra trong chương trình đã được học thôi mà” – Ma Hiêng tâm sự.

Cô Nguyễn Thị Bảo Châu – chủ nhiệm lớp Ma Hiêng cho hay, Ma Hiêng không chỉ là một học sinh giỏi mà còn là một bí thư chi đoàn của lớp, ủy viên ban thường vụ Đoàn trường luôn sôi nổi tham gia các phong trào hoạt động của trường, lớp phát động.

 Niềm tự hào của người Chu Ru  

Trường đại học Đà Lạt công bố điểm thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 vào chiều ngày 21/7 thì sáng sớm ngày hôm sau tin Ma Hiêng đậu thủ khoa khối C đã bay về UBND xã Tà Năng làm cho hàng chục cán bộ, nhân viên của xã nức lòng với niềm tự hào không sao tả hết.

 

DIEM THI, DIEM SAN, DIEM CHUAN, DIEM THI DAI HOC, DIEM SAN DAI HOC, DIEM SAN KHOI A, DIEM SAN KHOI B, DIEM SAN KHOI C, DIEM SAN KHOI D

Hình minh hoạ, chủ đề Cô thủ khoa đầu tiên của người Chu Ru

Lần đầu tiên một học sinh người dân tộc Chu Ru sinh ra và lớn lên giữa vùng đất khó, điều kiện học tập, đi lại còn gặp không ít gian nan, vậy mà, vượt lên tất cả Ma Hiêng đã làm rạng danh dòng tộc của mình bằng cách thi đậu thủ khoa khối C trường đại học Đà Lạt với điểm môn Ngữ văn là 7,25, Lịch sử 7,0 và Địa lý 8,75. Một số điểm mà nhiều thí sinh ở những nơi có điều kiện thuận lợi với đầy đủ các phương tiện học tập phải mơ ước.

Ông Ja Thang – phó Bí thư xã Tà Năng chia sẽ niềm vui bằng một giọng hết đỗi tự hào: “Nó là người đầu tiên của thôn này thi đậu đại học. Nó là người đầu tiên của dân tộc Chu Ru chúng ta thi đậu thủ khoa khối C mà. Con Ma Hiêng làm rạng ngời người dân ta rồi!...”.

Phải, không tự hào sao được khi giữa vùng đất khó ấy người ta vẫn chỉ mong ước cho con em mình đến trường học hết chương trình phổ thông đã là một điều không dễ thì hôm nay đã có một thủ khoa, mà lại là người dân tộc thiểu số nữa. Nói như ông Đặng Văn Biên – phó Chủ tịch UBND xã Tà Năng: “Ma Hiêng là niềm tự hào không chỉ của thôn, của xã mà còn là niềm tự hào của huyện, của cả dân tộc Chu Ru”.

Và những nỗi lo…

Chỉ còn ít ngày nữa là nhập học, nhưng lúc này cô bé Ma Hiêng vẫn phải vượt gần 200km xuống vùng rừng núi Ma Nới thuộc huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) đi hái đậu thuê với tiền công một ngày 60.000đ. Còn ở nhà, cô Ma Thúy cùng các con vẫn hằng ngày lên rẫy từ sáng sớm.

Trong lúc cái bụng của cả nhà vẫn còn chưa no, Ma Hiêng lên thành phố theo học thật sự là một gánh nặng không nhỏ đối với gia đình. Cô Ma Thúy tâm sự: “Cái bụng thì vui thật đó nhưng cũng lo lắm, không biết hằng tháng lấy đâu ra tiền triệu cho con lên tỉnh ăn học!...”.

Còn với Ma Hiêng, tranh thủ những ngày chưa nhập học có ai thuê việc gì, ở đâu là em liền tới đó. “Cố gắng làm để dành cho những ngày đi học sắp tới. Gia đình em khó khăn thì ai cũng biết rồi nhưng mình phải biết tìm cách vượt qua cái khó đó anh ạ” – Ma Hiêng nói.

 

Tin liên quan:

 

Điểm sàn, điểm sàn đại học, điểm chuẩn, điểm chuẩn đại học, điểm sàn 2011

Đăng ký nhận điểm sàn đại học qua email tại ô bên dưới.

Kenhtuyensinh (Nguồn GDTĐ)