Chuẩn bị tài chính du học Úc như thế nào?

Ngân sách tài chính luôn là vấn đề đầu tiên phải quan tâm trước khi đi du học Úc. Nếu không chuẩn bị kĩ về tài chính, các bạn du học sinh sẽ không tránh khỏi áp lực về vấn đề này, làm ảnh hưởng tới kêt quả học tập, thậm chí dang dở cả quá trình du học. Mỗi bạn học sinh, ngay từ Việt Nam hay tới khi đã sang nước ngoài, đều cần phải lập cho mình một kế hoạch tài chính du học Úc thật chi tiết, cẩn thận.

Lập kế hoạch tài chính du học Úc với nguyên tắc MAP

Một tin tốt dành cho các bạn đó là bạn không cần phải tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Hoạch định Tài chính để có thể tăng khả năng thành công của mình. Những điều bạn cần là một vài nguyên tắc thông dụng cơ bản. Tất cả có thể được gói gọn vào một bản kế hoạch – hay gọi khác đi là một “bản đồ” (MAP)! Vậy MAP là gì? Cách lập như thế nào?
MAP là viết tắt của 3 chữ: M - Map (bản đồ), A - Afford (khả thi) và P - Prepare (chuẩn bị), vì thế để lập kế hoạch tài chính du học Úc cũng sẽ có 3 yếu tố quan trọng sau:
  • M - Map: ‘lập bản đồ’ tình hình tài chính hiện tại và cân nhắc một vài phương án.

‘Hãy đưa ra bức tranh về tình hình tài chính hiện tại lẫn dự kiến trong tương lai. Có thể điều này trông khá hiển nhiên, nhưng để biết đích đến trước hết bạn cần phải nắm rõ điểm xuất phát của mình!
‘Bạn đã có sẵn bao nhiêu để chi trả cho khóa học của mình, bao gồm tiền tiết kiệm, tiền nhận được từ bố mẹ, v.v…? Bạn có thể nhận được thêm một khoản nào nữa từ những nguồn tài chính khác, ví dụ như học bổng, khoản vay,…?
Có rất nhiều thông tin bạn cần phải tìm hiểu – nhiều đến mức có thể bạn sẽ choáng ngợp đấy.
  • A - Afford: Đưa ra quyết định dựa trên tính khả thi về tài chính và nhớ hãy bám sát kế hoạch.

‘Sau khi đã xem qua học phí, bạn có thể bắt đầu xem xét các chi phí có thể phát sinh khác.
‘Ví dụ, có thể bạn cần phải chi những khoản thanh toán một lần như tiền vé máy bay, bảo hiểm, khoản đặt cọc hoặc phí visa du học Úc
‘Bạn cũng sẽ phải chi những khoản thường xuyên, ví dụ như chi phí nhà ở, đồ ăn, tiền điện nước và tiền đi chơi cùng bạn bè. Một công cụ trực tuyến có thể giúp bạn tính toán các chi phí này là International Student Calculator.
‘Bên cạnh các khoản chi phí kể trên, hãy nhớ rằng có rất nhiều lựa chọn học tập khác ở Úc một số khóa học sẽ đắt hơn các khóa học khác. Chi phi sinh sống tại những vùng Sydney, Melbourne sẽ đắt hơn những vùng khác.
  • P- Prepare: Chuẩn bị sẵn sàng cho những điều không lường trước.

Mọi người thường nói: điều duy nhất chắc chắn sẽ xảy ra là sự thay đổi, và điều này hoàn toàn đúng trong bối cảnh kinh tế, xã hội và chính trị hiện tại. Do vậy chuẩn bị sẵn sàng cho những điều không ngờ tới chính là lời khuyên quan trọng nhất mà tôi có thể đưa ra cho bạn.
‘Bạn có thể gặp chuyện bất ngờ từ những khoản học phí không lường trước cho đến chi phi đi lại hay chi phí cho chỗ ở khẩn cấp hoặc chi phí y tế. “Kế hoạch” định sẵn của bạn có thể sẽ phải thay đổi bởi có một sự sụt giảm không mong muốn trong ngân sách của bản thân, ví dụ như sụt giảm tiền lương hoặc tiền bạn nhận được từ gia đình.
‘Những điều tương tự hoàn toàn và thỉnh thoảng vẫn xảy ra và thay đổi toàn bộ tình hình – nhưng bạn hoàn toàn có thể xử lý tốt tình huống nếu có sự chuẩn bị từ trước.
‘Để có một kế hoạch dự phòng, tôi nghĩ rằng bạn nên dành ra hai đến ba tháng tiền tiết kiệm để gửi vào một tài khoản ngân hàng riêng – hãy gọi đây là ‘quỹ an toàn’ của bản thân. Nó sẽ giúp bạn có thời gian tìm kiếm những nguồn tài chính khác nếu xảy ra bất cứ khủng hoảng nghiêm trọng nào và sẽ giúp bạn có đủ bình tĩnh lẫn sự linh hoạt để xử lý những khoản chi tiêu bất ngờ nhỏ hơn, hoặc một khoản thâm hụt tài chính. Đây chính là nguồn sống cá nhân của bạn – nhưng nó chỉ có tác dụng khi bạn không tiêu vào khoản này!’
Chuẩn bị tài chính du học Úc như thế nào?Chuẩn bị tài chính du học Úc như thế nào?

Những điều cần chú ý khi lập kế hoạch tài chính du học Úc 2016

  • Đưa ra lựa chọn cuối cùng về quốc gia, trường học và ngành học phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.

Các bạn không nên chỉ căn cứ theo sự nổi tiếng, thứ hạng của trường hay căn cứ theo bạn bè để chọn trường; đặc biệt nếu trường đó không phù hợp với mức tài chính của mình.
  • Trao đổi với gia đình

Trao đổi thẳng thắn và kĩ càng với gia đình (người bão lãnh tài chính) về chương trình học, tổng thời gian học và chi phí học tập, sinh hoạt trung bình tại quốc gia mình sẽ tới. Từ đó, gia đình có thể cân đối mức thu nhập và chuẩn bị khả năng tài chính cần thiết, đảm bảo việc học không bị gián đoạn.
  • Học hỏi kinh nghiệm người đi trước

Trao đổi, xin thông tin, kinh nghiệm với các du học sinh đi trước về học phí, mức sống thực tế, khả năng tìm việc làm thêm và mức thu nhập trung bình để có thể lên kế hoạch một cách chặt chẽ, chính xác. Nếu không có bạn bè, người thân đi trước, các bạn có thể tìm tới facebook hoặc diễn đàn của hội sinh viên trường/khu vực mình sẽ tới. Mỗi quốc gia/khu vực/trường học đều có hội du học sinh Việt Nam và các bạn du học sinh nước ngoài thực sự rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm của mình.
  • Xin lời khuyên, thông tin tư vấn từ các công ty/ tổ chức tư vấn giáo dục uy tín.

Các tổ chức tư vấn du học Úc luôn sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp thông tin xác thực cho học sinh về vấn đề tài chính; và là một nguồn thông tin hiệu quả mà du học sinh có thể tìm đến để lên kế hoạch tài chính cho mình.
  • Tìm hiểu việc làm thêm ở khu vực sẽ sinh sống

Tìm hiểu công việc làm thêm cụ thể tại khu vực mình muốn tới và chuẩn bị cho mình về tinh thần, ý chí, sự năng động và khả năng ngoại ngữ để có thể đi xin việc một cách tốt nhất. Việc làm thêm không những giúp các bạn có thể hỗ trợ một phần tài chính mà còn tăng cường kĩ năng mềm, khả năng giao tiếp với người bản xứ và nhiều kinh nghiệm quý báu khác. Tuy nhiên, các bạn du học sinh không nên nghĩ rằng việc đi làm thêm sẽ trang trải được cả học phí và chi phí sinh hoạt; mà thực tế, nó chỉ giúp bạn được phần nào mà thôi.
  • Lập bảng kế hoạch chi tiết

Từ những thông tin thu thập được, lập một bảng kế hoạch tài chính chi tiết cho mỗi ngày, tuần hoặc tháng tại nước ngoài một cách sát với thực tế nhất. Bảng kế hoạch này có thể không chính xác, nhưng cũng sẽ giúp bạn ước lượng được mình cần chi tiêu những gì, và có thể tiết kiệm những gì. Đây cũng là bước để các bạn du học sinh tập quen dần với việc tự lên kế hoạch chi tiêu khi tới nước ngoài.
  • Tìm hiểu chính sách hỗ trợ của trường cho học sinh ưu tú và đặt ra mục tiêu để đạt được chính sách đó.

Như đã nói ở phần trước, mỗi trường ở Úc sẽ có chính sách học bổng hoặc hỗ trợ tài chính cho học sinh quốc tế có học lực tốt. Muốn nhận được sự hỗ trợ này, các bạn học sinh nên tìm hiểu kĩ điều kiện và đăt ra mục tiêu, kế hoạch học tập cho bản thân để đạt được điều kiện đó. Đây sẽ là một bước giúp các bạn vừa có thể học tốt, vừa có thể giảm thiểu được mức tài chính mình cần bỏ ra cho việc du học Úc.

Tham khảo quy trình lên kế hoạch du học Úc

Bước 1: Tìm một hướng đi thông minh

Chọn trường khi đi du học là một bước quan trọng, bởi nơi bạn học tập và sinh hoạt trong suốt thời gian ở nước ngoài sẽ quyết định một phần không nhỏ tới học phí, chi phí sinh hoạt.

Bước 2: Ước tính chi phí du học Úc

Lên một danh sách các khoản phải chi khi đi du học Úc, chẳng hạn:
  • Học phí
  • Chi phí sinh hoạt
  • Vé máy bay, lệ phí xin Visa, bảo hiểm du học sinh
  • Các khoản chi khác như: phí dự thi TOEFL/ IELTS, tiền đi lại làm thủ tục hồ sơ du học Úc
Khi đã có trong tay danh sách, bạn sẽ tính được số tiền cụ thể.

Bước 3: Đặt ra mục tiêu cho bản thân

Khi đã có trong tay khoản phải chi, mục tiêu của bạn là tìm cách kiếm hoặc tiết kiệm khoản tiền trên từ giờ đến lúc bạn định đi du học Úc. Trước tiên hãy ước lượng thu nhập của gia đình và bản thân rồi đặt ra các mục tiêu nhỏ hơn, bắt đầu từ những việc có thể hành động luôn như: tiết kiệm một mức cố định hàng tháng, tìm một công việc bán thời gian để cải thiện thu nhập.
Đừng quên đặt khung thời gian để hoàn thành mục tiêu nhé.

Bước 4: Cùng gia đình thực hiện

Bạn và gia định nên bàn bạc trước với nhau và lên một kế hoạch tiết kiệm càng sớm càng tốt. Ngoài sự trợ giúp từ bố mẹ và thu nhập cố định của gia đình, rất có thể bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của ông bà ,họ hàng.
Việc tiết kiệm được ít hay nhiều không quan trọng, miễn là bạn bắt tay vào dành dụm dần dần, sớm nhất và nhiều nhất trong khả năng có thể. Chẳng hạn, với 500.000 mỗi tháng, sau 5 năm bạn đã dành dụm được 30 triệu, chưa kể lãi suất từ số tiền đó. Số tiền đủ để bạn trang trải cuộc sống du học Úc trong một khoảng thời gian, hoặc đầu tư cho kỳ thi Toefl/ IELTS, vé máy bay.

Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, việc làm thêm khi chọn du học Úc có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.