>>Giáo dục, điểm thi đại học 2013, điểm chuẩn đại học

Kỳ tuyển sinh 2013 có 132 trường không tổ chức thi tuyển. Thí sinh đăng ký dự thi vào các trường này sẽ “ghi tên” thi nhờ tại một trường tổ chức thi. Và những trường bị “chọn mặt gửi vàng” phải gồng mình lo cho cả thí sinh của trường khác.

Xung quanh chuyện mượn trường thi nhờ

Lạ là, những trường không tổ chức thi không phải chỉ có trường ngoài công lập hay những trường chưa đủ nhân lực, vật lực mà cả không ít trường lớn với lượng thí sinh đăng ký dự thi hàng năm khá đông như Trường ĐH Lao động - Xã hội, Viện ĐH Mở Hà Nội (Tổng chỉ tiêu các ngành đào tạo ĐH năm 2013 của Viện ĐH Mở Hà Nội là 1.500).

thi nhờ đại học



Lãnh đạo nhiều trường ĐH cho rằng, việc các trường tổ chức thi phải gánh toàn bộ trách nhiệm cho trường không tổ chức thi là không công bằng. Không chỉ chịu thiệt về tài chính, các trường này còn phải hứng chịu cả “tai tiếng” nếu xảy ra hiện tượng bất thường trong lúc tổ chức thi.

Một trong những trường có lượng thi sinh thi nhờ khá lớn là ĐH Công đoàn. Theo Phó Hiệu trưởng Đinh Thị Mai, kỳ tuyển sinh 2013, trường có khoảng 6.000 thí sinh thi nhờ.

Năm 2011, con số thi nhờ của ĐH Công đoàn cũng tương tự và trường đã phải chi phí cho số này vào khoảng 200 triệu đồng.

Trường ĐH Ngoại thương năm nay có gần 2.000 thí sinh thi nhờ nhưng chỉ 1.000 đến dự thi. Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Bùi Ngọc Sơn - Phó hiệu trưởng nhà trường cho rằng: Trường đã có năng lực đào tạo, phải có năng lực tuyển sinh.

Giái pháp cho tổ chức thi nhờ đại học

Tránh tình trạng “thiệt đơn thiệt kép”, một số trường đã tự tìm giải pháp cho vấn đề này.

“Cách ngày thi ĐH 3 tháng, chúng tôi đã mời tất cả những trường có thí sinh đăng ký thi nhờ tại ĐH Y Hà Nội và trình bày rõ sẵn sàng tổ chức thi giúp nhưng cũng yêu cầu các trường hỗ trợ để nhà trường đỡ thiệt thòi. Tất cả các chi phí chúng tôi đều công khai minh bạch, rõ ràng và tất cả các trường đều vui vẻ đồng ý” - ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho hay.

Theo Hiếu Nguyễn, Giáo dục thời đại