Quy định mới về đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học là bỏ chấm điểm học sinh lớp 1 mà thay vào đó là khuyến khích đánh giá sự rèn luyện cũng như phát huy khả năng của các em trong lớp, trong trường với đời sống xung quanh.

Ông Phạm Ngọc Định - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết: Thông tư số 30 mới ban hành của Bộ GD-ĐT chính thức có hiệu lực từ ngày 15.10.2014 thay thế cho Thông tư 32 trước kia. Chủ trương của quy định này là giảm áp lực về điểm số đối với bậc tiểu học mà thay vào đó đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện, giúp học sinh phát huy hết khả năng của mình, đảm bảo tính khách quan của các thầy cô giáo chủ nhiệm.


Cụ thể, đánh giá toàn diện học sinh bằng cách không chấm điểm mà chỉ đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và một số biểu hiện phẩm chất của học sinh đó đối với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh. Tuyệt đối không được tạo áp lực cho học sinh và cả giáo viên, phụ huynh về điểm số của con em mình. Theo đó, giáo viên sẽ quan sát các biểu hiện trong hoạt động của học sinh hàng ngày, hàng tuần để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh của mình khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng để tiến bộ trong môi trường học tập. Nhiệm vụ của các giáo viên là tổng hợp các ý kiến của mình, trao đổi với phụ huynh để định hình và xác định tính cách của học sinh đó.Ngoài ra, nói về ưu điểm của thông tư này, ông Định cho rằng: Việc đầu tiên đó chính là lâu nay bố mẹ học sinh luôn ỷ vào giáo viên, giao phó toàn bộ con em mình cho giáo viên chủ nhiệm.

Quy định mới về đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học

Quy định mới về đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học

Các giáo viên sẽ rất áp lực trước những câu hỏi của phụ huynh và học sinh thì lại bị áp lực từ những điểm số thông thường. Vì vậy, thông tư này ra đời là khuyến khích cả phụ huynh, giáo viên cùng tham gia công tác đánh giá sát sao nhất phẩm chất và năng lực học tập của con em mình trong suốt quá trình học tập. Ngay cả học sinh cũng có thể tự đánh giá năng lực của mình qua sở thích từng môn học, từng hoạt động giáo dục, thảo luận trong lớp với bạn bè để nhận biết được môn học nào mình có năng khiếu từ đó sẽ cố gắng phát huy. Môn học nào mình còn yếu thì sẽ kết hợp với bạn bè để học hỏi.

Xóa bỏ lưu ban cấp tiểu học

Bên cạnh đó, việc xóa bỏ xếp loại học lực, lưu ban ở cấp tiểu học cũng bị bỏ qua, thay vào đó chỉ có nhận xét: Đạt hay chưa đạt.

Việc đánh giá định

kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học được thực hiện vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì. Đề kiểm tra định kì phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của HS

Mức 1: Học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học được ở trong lớp, diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách riêng của mình và áp dụng trực tiếp kiến thức đã thu thập được vào bài của mình để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.

Mức 2: Học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới cần tư duy trong việc học và trong bài học trên lớp.

Mức 3: Học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, khác biệt với những tình huống, các vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống của mình gặp phải.

Tất cả những nhận xét của giáo viên cho học sinh phải công tâm, khách quan và trung thực. Bộ GD-ĐT cũng cam kết bàn giao chất lượng giáo viên nhằm nâng cao vai trò của giáo viên cấp tiểu học trong nhà trường.

Theo đó, vào đầu năm và cuối năm học hiệu trưởng các trường tiểu học phải chỉ đạo tổ chức cam kết bàn giao chất lượng giáo dục với từng giáo viên các cấp: 1,2,3,4 và tổ chức kiểm tra năng lựa để nhận lớp vào năm quan trọng tiếp theo. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp 5 cam kết và bàn giao chất lượng giáo dục, hồ sơ đánh giá của từng học sinh với hiệu trưởng. Trưởng phòng GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường tổ chức bàn giao chất lượng giáo dục, sổ tổng hợp đánh giá và các bài kiểm tra định kì cuối năm lớp 5 của HS đã hoàn thành chương trình tiểu học lên lớp 6 phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa phương.

Trong thông tư số 30 này cũng đã nêu rõ, hiệu trưởng chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục của học sinh và báo cáo kết quả thực hiện về phòng GD-ĐT. Đặc biệt không được nêu những điểm chưa tốt, những điều mà học sinh chưa hoàn thành trước tập thể lớp và trong cuộc họp phụ huynh. Chỉ có thể trao đổi riêng với phụ huynh vào cuối giờ học của học sinh hoặc trao đổi trong sổ liên lạc.

Motthegioi, http://motthegioi.vn/tieu-diem/chinh-thuc-khong-cham-diem-va-bo-luu-ban-hoc-sinh-tieu-hoc-100208.html