Tin liên quan:

>> Chỉ tiêu nguyện vọng 2 ồ ạt xét tuyển

>> Điểm sàn đại học cao đẳng chính thức

>> Những phân tích về điểm sàn đại học cao đẳng

Hàng ngàn chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng

Điểm sàn ĐH: Khối A, A1: 13, khối B: 14, khối C: 14,5 và khối D: 13,5; hệ cao đẳng giảm 3 điểm từng khối.

Ngày 8-8, Bộ GD&ĐT đã công bố điểm sàn. So với năm 2011, khối A và B không thay đổi, khối C và D tăng 0,5 điểm. Ngay sau đó, các trường đã công bố điểm trúng tuyển chính thức và chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Điểm trúng tuyển các trường tốp trên cao chót vót từ 20 đến 27 điểm, còn trường tốp giữa chỉ dành 5%-20% để xét tuyển thêm nhằm chọn thí sinh điểm cao. Trong khi các trường tốp dưới, trường ngoài công lập hầu như dành 80%-90% để xét tuyển với hàng ngàn chỉ tiêu.

 

Chỉ tiêu được bổ sung ồ ạt, Điểm chuẩn đại học 2012, Xem điểm chuẩn, nguyện vọng 2, điểm chuẩn, tra cứu điểm chuẩn, danh sách các truờng công bố điểm chuẩn

Điểm xét cao, chỉ tiêu ít

ĐH Ngân hàng TP.HCM là trường có chỉ tiêu xét tuyển ít nhất với 35 chỉ tiêu mức 16 điểm ngành hệ thống thông tin quản lý. Trường ĐH Luật TP.HCM chỉ xét 50 chỉ tiêu ngành luật khối A, A1: 18, khối C: 19,5, khối D1-D3: 18,5. Trường ĐH Sài Gòn cũng chỉ có 60 chỉ tiêu cho hai ngành khoa học thư viện, giáo dục chính trị với mức nhận hồ sơ là 14,5 điểm khối C và 13,5 điểm khối D1.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) dự kiến xét tuyển bổ sung 140 chỉ tiêu cho ba ngành vật lý, hải dương học, khoa học vật liệu. Trường ĐH Tài chính-Marketing tuyển 280 chỉ tiêu ngành bất động sản, hệ thống thông tin quản lý, chuyên ngành tài chính công, tài chính bảo hiểm và đầu tư với điểm nhận hồ sơ xét tuyển 16-17 điểm.

Trong khi đó, dù dự kiến điểm trúng tuyển các ngành du lịch, quan hệ quốc tế, báo chí tăng hơn năm trước 2-4,5 điểm lên 20-21,5 điểm nhưng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) vẫn gặp khó và sẽ tuyển 550 chỉ tiêu các ngành lịch sử, nhân học, triết học, xã hội học, khoa học thư viện, lưu trữ học, tiếng Nga, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý. Cũng vậy, Học viện Báo chí-Tuyên truyền dự kiến tăng điểm các ngành báo truyền hình, báo in, báo phát thanh, báo ảnh ở mức 21,5-23 điểm nhưng các ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học quản lý nhà nước… sẽ phải xét tuyển thêm.

PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, thông tin: “Nhóm ngành cơ khí và lâm nghiệp sẽ là những ngành có nhiều chỉ tiêu xét tuyển bổ sung trong số 1.760 chỉ tiêu xét tuyển thêm. Các ngành này xét tuyển mức 13 và 14 điểm”. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM xét tuyển 1.300 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung cho tất cả các ngành, trong đó nhiều chỉ tiêu cho ngành tài chính-ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ chế tạo máy, công nghệ thông tin...

Trường lần chẳng ra…

Các trường tốp dưới lại có mặt bằng điểm thi thấp và đều dự kiến mức điểm trúng tuyển chỉ bằng sàn. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM sẽ xét tuyển bổ sung 400 chỉ tiêu cho các ngành khoa học thư viện, văn hóa học, văn hóa dân tộc thiểu số, quản lý văn hóa...

Đây là năm đầu tiên Trường ĐH Xây dựng miền Tây tổ chức tuyển sinh, trường dành 185 chỉ tiêu xét tuyển với mức điểm là 13 cho ngành kiến trúc khối V và kỹ thuật công trình xây dựng khối A. Kết quả thi của Trường ĐH Đồng Tháp chỉ có 940 thí sinh đạt từ 13 điểm trở lên trong khi chỉ tiêu 2.800. Tương tự, Trường ĐH Trà Vinh có 3.300 chỉ tiêu nhưng chỉ có 535 thí sinh đạt từ 13 điểm trở lên, hay Trường ĐH An Giang có 1.454 thí sinh đạt bằng điểm trúng tuyển thấp nhất năm trước là 13, trong khi chỉ tiêu là 3.090…

Với mặt bằng điểm thi thấp hơn hẳn so với năm ngoái, các trường ĐH ngoài công lập có tổ chức thi cũng lo lắng trước áp lực điểm sàn. Trường ĐH Tân Tạo có 500 chỉ tiêu nhưng chỉ có 73 thí sinh dự thi. Tương tự, Trường ĐH Chu Văn An có 700 chỉ tiêu nhưng chỉ có 97 thí sinh dự thi, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chỉ có 197 thí sinh đạt điểm sàn trong số hơn 1.800 thí sinh dự thi… Hầu hết các trường ngoài công lập phải phụ thuộc vào nguồn tuyển bổ sung. Tuy nhiên, đại diện các trường này lo lắng sẽ khó tuyển đủ chỉ tiêu do các trường công lập còn nhiều chỉ tiêu xét tuyển bổ sung và thí sinh thích vào trường công lập hơn.

Thời hạn xét tuyển kết thúc ngày 30-11

Điểm mới năm nay là ngoài bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi, thí sinh còn có thể sử dụng bản sao có công chứng (nhưng theo quy định của từng trường) để tham gia đăng ký xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển của trường.

Hồ sơ nộp cho trường theo đường bưu điện chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường. Thí sinh phải lưu ý thời hạn nộp hồ sơ theo quy định từng trường. Hằng ngày, các trường nhận và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ đăng ký xét tuyển đã nộp, tùy trường sẽ cho phép rút hồ sơ.

Không nhận bản sao giấy chứng nhận điểm thi

Trong khi các trường tốp dưới và trường ngoài công lập đều cho phép thí sinh được nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả thi và được quyền rút hồ sơ xét tuyển nếu không trúng tuyển thì các trường ĐH tốp giữa có nhiều quy định nghiêm ngặt hơn. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chỉ nhận giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc có đóng dấu đỏ, không nhận bản sao. Thí sinh được rút hồ sơ sau khi đã nộp nhưng trường sẽ quy định số lần rút. Trường ĐH Tài chính-Marketing, ĐH Nông Lâm TP.HCM chỉ nhận bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi.

Trong khi đó, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chấp nhận giấy chứng nhận kết quả thi bản sao của thí sinh và kiểm chứng khi nhập học nhưng trường không cho phép thí sinh rút hồ sơ.

Tin đang được quan tâm:

ĐIỂM THI - ĐIỂM THI 2012 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC NĂM 2012

ĐIỂM CHUẨN - ĐIỂM CHUẨN 2012 - ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC 2012

TUYỂN SINH - THÔNG TIN TUYỂN SINH, TIẾNG ANH - HỌC TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

(Theo: Phapluattp)