Sự kiện: Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, học đường

Theo định hướng, giáo dục cần hướng cho khoảng một nửa số lượng học sinh đi theo con đường học nghề. Nếu giảm đi 1 năm học phổ thông sẽ giảm đi một số tiền ước tính hàng chục nghìn tỷ đồng.

Kiến nghị chương trình đào tạo phổ thông 11 năm

Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội thảo "Giải pháp cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo", trong hơn 40 lượt ý kiến từ các chuyên gia giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng: Vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông liên quan mật thiết đến việc tính toán lại số năm học trong nhà trường. Đồng thời, nếu chương trình học rút ngắn, công tác phân luồng ở bậc học phổ thông cũng sẽ phù hợp hơn.

Theo PGS. Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập: “Đổi mới giáo dục liên hệ tới hệ thống giáo dục hiện nay là rất quan trọng, nhiều ý kiến đánh giá hệ thống giáo dục chúng ta chỉ nên 11 năm. Phân luồng cần làm sau THCS, định hướng nghề nghiệp ở THPT rồi đại học. Bậc THPT nên phân thành 3 luồng: THPT đào tạo tiếp lên ĐH, CĐ (có thể khoảng 50% học sinh tốt nghiệp THCS) với 2 năm đào tạo; đi học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề ngắn hạn”.

Kiến nghị chương trình đào tạo phổ thông 11 năm

Kiến nghị chương trình đào tạo phổ thông 11 năm

Theo định hướng, giáo dục cần hướng cho khoảng một nửa số lượng học sinh đi theo con đường học nghề. Nếu giảm đi 1 năm học phổ thông sẽ giảm đi một số tiền ước tính hàng chục nghìn tỷ đồng. Học sinh cả nước ra trường sớm 1 năm đóng góp cho xã hội bình quân 1 triệu ngày công, đóng góp cho xã hội khoảng 30 nghìn tỷ đồng.

Cơ cấu các bậc học hiện nay theo các chuyên gia cũng cần sắp xếp lại với việc chỉ có 1 bậc tiểu học, 1 THCS, 1 THPT, 1 CĐ, 1 ĐH để tập trung sự quản lí của Bộ GD&ĐT, tránh sự chồng chéo quản lí của nhiều Bộ ngành.

Bên cạnh đó, đổi mới giáo dục cần đánh giá lại học sinh. Để đào tạo con người mới phải đánh giá quá trình học với thời điểm được đánh giá.

Vấn đề nổi cộm hiện nay trong năm và mất nhiều thời gian nhất là thi tuyển sinh. Trong một mùa hè có tới 2 kì thi, đó là điều tốn kém. Vì vậy, có ý kiến đề nghị, với học sinh học hết chương trình phổ thông nếu đạo đức không vi phạm, đạt điểm trung bình trở lên thì Bộ GD&ĐT cấp cho họ chứng chỉ hoàn thành bậc học này. Với chứng chỉ này người học có thể nộp đơn vào các trường ĐH, CĐ (có thể có thi thêm hoặc phỏng vấn) hay đi học nghề ngay.

Trước đây, Bộ GD&ĐT đã lý giải về việc giữ ổn định hệ thống GDPT là 12 năm với lý lẽ: Nếu áp dụng phương án 11 năm và tổ chức dạy học chủ yếu 1 buổi/ngày như hiện nay thì tổng số giờ học phổ thông sẽ giảm xuống mức rất thấp, ảnh hưởng lớn tới chất lượng GDPT. Nếu tổ chức dạy 2 buổi/ngày thì sẽ phải bổ sung rất nhiều điều kiện như: Tăng số lượng phòng học và các phương tiện dạy học... Mặt khác, học sinh ra trường ở độ tuổi 17 chưa trưởng thành thực sự về mặt tâm lý và nhân cách xã hội để thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của một công dân. Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh là xu thế quốc tế đã và đang được nhiều nước áp dụng.

Bộ GD&ĐT cũng cho rằng: Đi đôi với giải pháp ổn định hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cần phải chú ý tới giải pháp phân luồng và liên thông sau THCS và THPT như: Tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh; tổ chức dạy học phân hóa theo hướng tăng các môn học và các hoạt động giáo dục tự chọn phù hợp với năng lực, sở trường của học sinh; nâng cao chất lượng đào tạo nghề và trung cấp chuyên nghiệp

Theo Thủy Fan, phapluatxahoi