Tin liên quan:

>> Chi trăm triệu cho con học lớp 1 trường điểm

>> Điểm chuẩn đại học 2012

>> Chạy giấy chứng nhận tốt nghiệp mẫu giáo

Quá tải trường “thương hiệu”

Cận kề năm học mới, dù kết quả tuyển sinh đầu cấp đã ngã ngũ nhưng đây đó vẫn tồn đọng quá nhiều “dư lượng” bất cập, gây bức xúc cho các bậc phụ huynh và tạo áp lực nặng nề lên ngành giáo dục TPHCM. Dẫu rằng “chạy” trường - về bản chất không hàm ý tiêu cực, vẫn quay quắt hành hạ toàn xã hội vì… không thể không “chạy” cho con em vào trường có gắn “sao” theo như hình dung của phụ huynh. Và bao giờ cho hết “chạy” trường vẫn là câu hỏi nhức nhối đặt ra trong mỗi mùa tựu trường.

 

chạy trường, học phí cao, sai phạm, trường điểm, trường chuẩn, trường chât lượng cao, thông tin tuyển sinh, tuyên sinh

Đau đầu với sĩ số học sinh tăng

Ở quận 1, nhiều năm qua trường mới không tăng nhưng số học sinh (HS) “nhập khẩu” mới năm nào cũng tăng chóng mặt. Chỉ tính riêng ở phường Đa Kao đã có đến 200 HS mới toanh, vì đây là tuyến có hộ khẩu sẽ được tuyển vào học tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng vốn có bề dày truyền thống và cơ sở vật chất xây mới khá hoành tráng.

Tương tự, HS có hộ khẩu tại phường Bến Nghé theo tuyến sẽ được nhập học tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm nên năm nay cũng có khoảng 30 HS mới nhập hộ khẩu năm 2011 hoặc trong tháng 2-2012. Thậm chí ở quận này còn có một hộ khẩu tập thể với hơn 10 trường hợp HS đến tuổi học lớp 1 được hợp pháp hóa “nhân sự” nhằm mục đích duy nhất là xin học. Danh sách còn dài dài như Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo cũng có hơn 30 trường hợp có hộ khẩu mới để vào trường.

Gò Vấp tuy là một quận vùng ven nhưng áp lực tăng sĩ số HS năm nào cũng căng thẳng. Chỉ tính riêng năm nay, số HS tăng hơn năm học trước đến 2.286 học sinh. Thế nhưng năm nay, quận không có thêm trường nào được xây mới nên nhiệm vụ giải quyết chỗ học càng nặng nề hơn. Số HS tăng chủ yếu là người các quận, huyện khác chuyển về Gò Vấp thường trú hoặc chỉ có tạm trú KT3.

Chỉ riêng số HS của quận 12 chuyển về Gò Vấp mỗi năm trung bình cũng tới 200 - 300 em. Đối với những trường hợp này, ông Đặng Thanh Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục quận Gò Vấp, cho biết: “Trước đây chúng tôi vẫn giải quyết cho những trường hợp quận liền kề với quận Gò Vấp khi chuyển đến có hộ khẩu hoặc tạm trú vẫn được vào các trường tốt, nhưng riêng năm học này chúng tôi phải kiên quyết phân các em về những trường nhỏ, hy vọng họ sẽ quay trở lại nơi cư trú thật sự để học. Bởi không ít trường hợp được học trường lớn ở địa phương nhưng vẫn muốn sang quận khác học. Biện pháp này chúng tôi cũng áp dụng cho các khối giữa cấp vì không ít trường hợp cũng tìm cách chuyển vào quận giữa lớp 2, 3 và lớp 4”.

Ở TPHCM, nơi nào có những ngôi trường có tiếng tăm, được phụ huynh tín nhiệm là y như rằng có tình trạng học sinh nhập hộ khẩu ghép, hộ khẩu tạm trú để xin học. Các quận 3, 5, Phú Nhuận, Tân Bình… cũng không tránh khỏi áp lực này. Ngay như quận Thủ Đức, chỉ riêng phường Bình Thọ cũng có hơn 58 trường hợp HS nhờ nhập hộ khẩu và tạm trú ở khu phố 2, 3, 4 phường Bình Thọ và ở quận 9, thậm chí cả ở Bình Dương chuyển về để xin vào học tại Trường THCS Bình Thọ.

Áp lực lên các trường

Đến thời điểm này tại các phòng giáo dục, các trường tiểu học, THCS vẫn còn không ít phụ huynh xếp hàng chờ đợi để được gặp trưởng phòng hoặc hiệu trưởng các trường. Tại Phòng Giáo dục quận 1 đã gần 16 giờ nhưng vẫn còn hàng chục phụ huynh thấp thỏm chờ đợi để được xin giải quyết theo nguyện vọng.

Trưởng phòng Giáo dục quận 1 Đinh Thiện Căn chỉ xấp hồ sơ trên bàn thở dài: “Vẫn những ngôi trường cũ và số phòng học đó nhưng số HS vẫn tăng đều đều, năm nay tăng gần 300 HS. Đây là những HS ở các quận khác chuyển về. Quyền lợi của trẻ vẫn phải đảm bảo nhưng nếu phòng học không tăng mà số HS tăng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở các trường, khó có thể nâng cao chất lượng giáo dục”.

Ông Đinh Thiện Căn nói thêm, đối với các trường hợp HS có hộ khẩu tại quận 1, cháu nào sinh tại chỗ, ở nơi khác chuyển nhập vào nhà ông bà, hoặc nhập hộ khẩu có cha hoặc mẹ đi cùng thì được giải quyết theo nguyện vọng. Còn những trường hợp chỉ nhập hộ khẩu nhờ cho con mà không có quan hệ họ hàng với chủ hộ thì sẽ chuyển qua những trường khác còn chỗ chứ không giải quyết theo nguyện vọng. Những trường hợp có hộ khẩu ghép tập thể, quận kiên quyết chỉ giải quyết cho những trường hợp HS có cha mẹ đang công tác ở vùng biển đảo, hoặc cư trú thật sự tại hộ khẩu này. Còn những trường hợp chỉ có một mình HS nhập vào mà cha mẹ ở những quận huyện khác thì không giải quyết theo nguyện vọng.

Tin đang được quan tâm:

ĐIỂM THI - ĐIỂM THI 2012 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC NĂM 2012

ĐIỂM CHUẨN - ĐIỂM CHUẨN 2012 - ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC 2012

TUYỂN SINH - THÔNG TIN TUYỂN SINH, TIẾNG ANH - HỌC TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

(Theo: SGGP)