Chiều 22/7, Bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT quốc gia 2015. Sau khi có điểm thi tốt nghiệp 2015, thí sinh sẽ đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng. Hiện tại, nhiều trường thông báo chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh.

ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, năm 2015 trường có 6.000 chỉ tiêu hệ chính quy chưa kể hệ Đào tạo liên kết quốc tế.

Trường cũng đưa ra điều kiện sơ tuyển. Theo đó, thí sinh đăng ký xét tuyển phải có tổng điểm trung bình của các môn học thuộc 03 môn xét tuyển, tính cho 06 học kỳ THPT từ 20,0 trở lên. Điều kiện này không áp dụng cho thí sinh thuộc diện tuyển thẳng và thí sinh thi liên thông từ hệ cao đẳng chính quy của Trường lên đại học.
Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo nhóm ngành. Các ngành Kỹ thuật (nhóm KT) đào tạo cấp bằng Kỹ sư-5 năm, trừ các nhóm ngành KT32, KT42 cấp bằng Cử nhân Kỹ thuật-4 năm. Các ngành Công nghệ Kỹ thuật (nhóm CN) đào tạo cấp bằng Cử nhân công nghệ-4 năm. Các ngành Kinh tế/Quản lý (nhóm KQ) cấp bằng Cử nhân-4 năm.

Các trường đại học công bố điểm chuẩn vào thời gian nào?

ĐH Kinh tế quốc dân năm nay cũng có 4.800 chỉ tiêu. Chỉ tiêu trên bao gồm cả chỉ tiêu từ các trường Dự bị đại học dân tộc chuyển về.
Trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì để xét tuyển.
Thí sinh đăng ký môn xét tuyển theo 1 trong các tổ hợp ở cột (4) để Trường xét tuyển.
Trường tuyển thẳng các đối tượng theo quy chế tuyển sinh của Bộ và tuyển thẳng đối với thí sinh có 3 môn thi THPT Quốc gia, trong đó có môn Toán và 2 môn bất kỳ, đạt 27 (Hai mươi bảy) điểm trở lên, không tính điểm ưu tiên.
Trường xét tuyển theo từng ngành. Điểm trúng tuyển vào từng ngành cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ ít nhất 2 (hai) điểm.
Trong xét tuyển đợt 1,  Trường xét ngành nguyện vọng 1 (NV1) trước. Tại mức điểm trúng tuyển vào từng ngành, nếu còn chỉ tiêu, Trường xét tiếp ngành NV2 cho những thí sinh có đăng ký ngành NV2. Trường xét tương tự như vậy đối với ngành NV3, ngành NV4.
Kết thúc xét tuyển đợt 1, tại mức điểm trúng tuyển vào từng ngành, nếu còn chỉ tiêu, Trường xét tuyển tiếp đợt bổ sung theo quy định của Bộ.
Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển liên thông từ cao đẳng chính quy lên đại học, thời gian tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển, Trường cũng xét như trên. Điểm trúng tuyển vào từng ngành có thể thấp hơn, nhưng không quá 03 (ba) điểm so với đối tượng, khu vực tuyển sinh tương ứng không đăng ký xét tuyển liên thông, đồng thời đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào do Bộ quy định.
Ngoài ra, trường cũng bổ sung tiêu chí xét tuyển phụ.
Theo đó, trong trường hợp tại mức điểm xét tuyển nhất định, số lượng thí sinh trúng tuyển nhiều hơn chỉ tiêu và nếu lấy tăng lên 0,25 điểm thì số thí sinh trúng tuyển lại thiếu so với chỉ tiêu, Trường sử dụng tiêu chí xét tuyển phụ sau:
Tiêu chí phụ 1

Ngành/chương trình Tiêu chí phụ 1
Ngôn ngữ Anh và POHE Điểm môn chính là môn Tiếng Anh
Các ngành còn lại Điểm môn Toán
Tiêu chí phụ 2
Sau khi sử dụng tiêu chí phụ 1, số thí sinh trúng tuyển vẫn còn vẫn còn cao hơn so với chỉ tiêu quá 5% (nếu chỉ tiêu > 200) hoặc 8% nếu chỉ tiêu =<200, Trường sử dụng tiêu chí phụ 2.
Ngành/chương trình Tiêu chí phụ 2
1. Ngôn ngữ Anh và POHE Điểm môn Toán
2. Các ngành còn lại Tiêu chí phụ 2
2.1 - Xét theo tổ hợp A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) Điểm môn Vật lý
2.2 - Xét theo tổ hợp A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) hoặc tổ hợp D1 (Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn) Điểm môn Tiếng Anh
2.3 - Xét theo tổ hợp B00 (Toán. Hóa học, Sinh học) Điểm môn Hóa học
Nếu sau khi đã sử dụng tiêu chí phụ 2, số thí sinh trúng tuyển vào ngành vẫn cao hơn quá 5%  so với chỉ tiêu, thì điểm chuẩn sẽ lấy tăng thêm 0,25 điểm.
ĐH Y Hà Nội năm nay cũng sử dụng kết quả kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia kết hợp với điều kiện đăng ký xét tuyển để xét tuyển vào từng ngành đào tạo của Trường.
Môn thi dùng để xét tuyển: Toán học, Sinh học, Hóa học – Không nhân hệ số
Điều kiện để được đăng ký xét tuyển: Đối với hệ Bác sỹ (Y Đa khoa, Răng hàm mặt, Y học Cổ truyền, Y học dự phòng): Thí sinh phải có tổng điểm trung bình của 03 môn Toán học, Sinh học, Hóa học ≥ 21 điểm ở 6 học kỳ THPT (kể cả thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước).
Đối với hệ Cử nhân (Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Y tế Công cộng, Xét nghiệm Y học, Cử nhân Khúc xạ): Thí sinh phải có tổng điểm trung bình của 03 môn Toán học, Sinh học, Hóa học ≥ 18 điểm ở 6 học kỳ THPT (kể cả thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước).
Sau khi có danh sách trúng tuyển, Trường sẽ kiểm tra hồ sơ, học bạ để công nhận trúng tuyển. Nếu thí sinh không đạt điều kiện đăng ký xét tuyển sẽ hủy kết quả trúng tuyển.
Trong thời gian quy định của mỗi đợt xét tuyển, thí sinh được quyền thay đổi ngành học đã đăng kí hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác. Nhà Trường không hoàn lại lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ.
Điểm trúng tuyển của trường ĐH Y Hà Nội theo từng ngành. Nếu các thí sinh cuối cùng của chỉ tiêu tuyển sinh có điểm thi bằng nhau, Trường sẽ xét tiêu chí ưu tiên theo thứ tự sau: Ưu tiên 1: Môn Toán học;  Ưu tiên 2: Môn Sinh học.

Nên nộp hồ sơ xét tuyển dựa trên học bạ hay kết quả thi THPT?

Chuyên gia trả lời về 2 hình thức xét tuyển là dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển dựa trên học bạ.

Tại buổi giao lưu trực tuyến do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 22/7 với chủ đề “Chọn trường xét tuyển”, một thí sinh hỏi: Có 2 hình thức xét tuyển là dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển dựa trên học bạ. Vậy em có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào cùng một trường theo cả 2 hình thức trên được không?

TS. Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục khảo thí, Bộ GD-ĐT trả lời: Theo quy chế tuyển sinh 2015 thì việc này không bị cấm. Vì vậy, thí sinh hoàn toàn có thể nộp hai hình thức như trên, tuy nhiên làm như vậy sẽ hạn chế cơ hội nộp hồ sơ vào trường khác của thí sinh (vì đã nộp cả hai hồ sơ vào cùng một chỗ).

Thạc sĩ Hồ Viễn Phương - Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Lạc Hồng: Đối với thí sinh thích ngành nào đó, muốn vừa xét học bạ vừa dùng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để tăng cơ hội trúng tuyển thì trường chúng tôi vẫn nhận. Khi thí sinh trúng tuyển theo kết quả thi và cả học bạ sẽ được cấp 2 giấy trúng tuyển 1 lúc.

Nhưng trường sẽ phải so lại, nếu thí sinh trúng tuyển bằng cả 2 cách thì trường sẽ hỏi thí sinh chọn phương án nào, nếu chọn phương án A thì sẽ dành chỉ tiêu cho phương án còn lại.

Thí sinh xét tuyển bằng học bạ thì quyền lợi khi vào trường vẫn ngang bằng với thí sinh xét tuyển bằng điểm THPT Quốc gia. Chẳng qua trường có hai hình thức xét tuyển khác nhau mà thôi.

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: Hình thức học bạ chưa hẳn là hình thức an toàn vì vẫn xét tuyển từ trên xuống dưới. Chỉ an toàn khi thí sinh có mức điểm trên mức điểm xét tuyển càng cao càng tốt.

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM: Có nhiều phụ huynh, thí sinh lo lắng không biết hình thức xét tuyển nào. Nếu lựa chọn theo hình thức xét tuyển học bạ thì nên tìm hiểu thật kỹ ngành đó. Tiếp nữa khi đã trúng tuyển vào ngành mình yêu thích rồi thì không cần xét tuyển theo hình thức khác nữa.

Có được làm tròn điểm không?

** Trả lời câu hỏi thí sinh có thể xem điểm của thí sinh nộp hồ sơ vào trường này được không? Ba môn cộng lại 23,25 điểm, liệu có làm tròn 23,5 điểm được không?

TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục khảo thí, Bộ GD-ĐT cho biết: “Thí sinh có thể xem được. Tuy nhiên chúng tôi cảnh báo thông tin đó chỉ là thông tin tham khảo để các em cân nhắc vì thông tin đó rất ảo. Hồ sơ của thí sinh sẽ nộp liên tục. Em thích thì người khác cũng thích và nộp hồ sơ vào.

Trường nào mọi năm có điểm cao thường có số lượng nộp hồ sơ vào nhiều. Điểm thi năm nay không làm tròn. Nếu em đạt 23,25 điểm thì vẫn để 23,25 điểm”.

Theo:

  • Tiền phong, tin gốc: http://www.tienphong.vn/giao-duc/cac-truong-dai-hoc-top-dau-xet-tuyen-the-nao-887371.tpo
  • VOV.vn, tin gốc: http://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/nen-nop-ho-so-xet-tuyen-dua-tren-hoc-ba-hay-ket-qua-thi-thpt-416393.vov