Kỹ năng giao tiếp: Tầm quan trọng và cách nói lời cảm ơn hiệu quả nhất

 

Chúng ta đã nói lời cảm ơn đúng cách chưa?

Ngay từ khi còn học tiểu học, chúng ta đã được dạy nói “cám ơn” khi có một ai đó giúp ta việc gì hay cho ta thứ gì đó. Lời cám ơn trong kỹ năng giao tiếp khi được thốt ra người nghe sẽ cảm thấy vui hơn.

Tuy vậy người Việt Nam thường có thói quen chỉ cám ơn khi đem lợi ích cho chính mình. Tôi nhớ một câu chuyện nho nhỏ về cách cám ơn của người nước ngoài. Đó là khi bạn được một người khác mời một thứ gì đó như ” Bạn có muốn một tách cafe không?”. Người Việt Nam thì thường trả lời “Không”hoặc “Có, cám ơn”. Nhưng người nước ngoài họ “cám ơn” kể cả khi họ không có nhu cầu “Không, tôi uống rồi, cám ơn bạn”.

Nhiều năm trở lại đây đạo đức giới trẻ bị báo chí cảnh báo là xuống cấp trầm trọng. Tuy có thể không đến mức đó nhưng chỉ nói cách “cảm ơn – xin lỗi”cũng thấy phép lịch sự trong giao tiếp của giới trẻ đang giảm sút.

Ra đường hỏi đường bác xe ôm nhưng lại quên mất cám ơn khi đã biết đường, đánh rơi đồ vật trên đường người khác nhặt dùm vì quá “vội vàng” lại quên cám ơn.

Người Việt thường dựa vào địa vị của mình và coi thường người khác. Họ không chấp nhận việc nói lời “cám ơn” với những người có địa vị thấp hơn mình. Hãy thử nhớ xem khi bạn vào một trung tâm thương mại chú bảo vệ dắt xe dùm bạn, bạn có “cám ơn” người ta không. Nhiều bạn nghĩ đó là công việc của người ta, họ trả tiền để làm như vậy nhưng bạn lại vô tình quên họ cũng đang giúp bạn đó thôi.

Và rất rất nhiều trường hợp khác nữa. Nhiều bạn trẻ nghĩ những tình huống đó quá nhỏ nhặt nên không chú ý mà không biết bí quyết nói lời cảm ơn trong giao tiếp là cần thiết như thế nào.

Sức mạnh của lời cảm ơn trong các tình huống giao tiếp

Bạn thường quên đi sự biểu thị lòng biết ơn ở những tình huống giao tiếp dù đơn giản nhất như:

  • Khi nhận được chiếc vé từ quầy bán ở rạp chiếu bóng, khi người phục vụ mang đến cho bạn một đĩa thức ăn ngon, một cốc nước uống giải khát, hoặc một anh giúp việc đang làm cỏ ngoài vườn… Có thể bạn biết đến, nhưng bạn nghĩ nói “cảm ơn” sẽ trở nên sáo rỗng mà chủ yếu là sự biết ơn ở tấm lòng. Bạn lại quên rằng lòng chân thành khi biểu hiện hai từ “cảm ơn” có một ý nghĩa to lớn khác.
  • Nó có thể giúp người bán vé phấn chấn hơn khi ngày nào cũng đối diện với những con người xếp hàng dọc để nhận vé và đưa tiền, rồi nhận tiền thừa lại; nó có thể giúp người phục vụ quán ăn có tinh thần làm việc hơn và phục vụ bạn tốt hơn ở lần sau; nó có thể giúp người giúp việc nhà bạn cảm thấy đỡ mệt nhọc hơn và thấy rằng sự cống hiến của họ cho bạn là đúng và cần thiết… .Tất cả những điều đó bạn có thể đơn giản thực hiện chúng bằng việc nói lời cảm ơn chân thành nhất.
  • Bạn thay vì khó chịu với cung cách tiếp xúc sinh viên của các nhân viên phòng giáo vụ thì bạn có thể nói: “Thầy (cô) đã vất vả rồi. Xin cảm ơn đã giúp em”. Kỹ năng sống này tuy đơn giản nhưng chắc chắn sẽ rất hiệu quả, tôi tin người ấy sẽ ngẩng đầu lên nhìn bạn, hoặc sẽ nở một nụ cười thân thiện với bạn. Hơn là cứ cúi xuống mà làm việc tiếp và mặc cho bạn có đứng đó hoặc đã đi.
  • Trong lúc xếp hàng để đến lượt mình ở những nơi công cộng cũng thế. Bạn nên mỉm cười và cảm ơn họ chân thành trước khi ra về. Đó là cử chỉ đẹp và là văn hóa giao tiếp ứng xử hay nhất để biểu thị lòng biết ơn của bạn với những người đã phục vụ bạn.
  • Một cử chỉ đẹp, một hành động đúng luôn mang đến giá trị và niềm tin cho cuộc sống. Bạn cũng có thể không làm gì cả nhưng hãy nghĩ xem, một khi bạn ở vào những tình trạng tương tự bạn sẽ mong muốn điều gì. Một lời cảm ơn chân thành hay là sự chỉ trích của người khác về thái độ phục vụ của bạn.


Kỹ năng giao tiếp cần có – Nói cảm ơn như thế nào cho đúng?

1. Cảm ơn người khác nên nói rõ tên của họ ra

Lời cảm ơn nói ra cần phải nói rõ tên người được cảm ơn, để thể hiện sự cảm ơn của mình đến từng người cụ thể. Nếu đó là lời cảm ơn đối với đoàn thể, không nên nói một cách đơn giản rằng “Cảm ơn mọi người” mà phải lần lượt gọi tên từng người ra sau đó nói lời cảm ơn.

Các cách để bày tỏ lời cảm ơn trong nghệ thuật giao tiếpCác cách để bày tỏ lời cảm ơn trong nghệ thuật giao tiếp

2. Cảm ơn phải chân thành

Lời cảm ơn luôn xuất phát từ tấm lòng, từ sự chân thành, chính vì vậy hãy làm cho câu nói của mình có giá trị bằng cách nói câu cảm ơn một cách trân trọng và chân thành nhất. Một lời cảm ơn hời hợt, không chân thành có thể làm tình huống giao tiếp xấu đi và làm mọi người không có thiện cảm với bạn.

3. Phải nói ra lời cảm ơn không lúng túng

Lời cảm ơn phải nhanh chóng được nói ra, không được có cảm giác lúng túng hay e ngại trong đó.

4. Nhìn thẳng vào người bạn đang cảm ơn

Khi cảm ơn, bạn hãy nhìn thẳng vào người bạn muốn nói lời cảm ơn. Một cái nhìn thẳng sẽ thể hiện sự chân thành của bạn và lời cảm ơn của bạn sẽ có giá trị hơn.

5. Nói lời cảm ơn thường xuyên

Kỹ năng nói lời cảm ơn cần được rèn luyện thường xuyên, kể cả là với những việc nhỏ. Nếu bạn chưa quen, ban đầu hãy tự ý thức để nói ra lời cảm ơn. Dần dần, lời cảm ơn sẽ trở thành một thói quen, một bản tính đẹp đẽ của con người.

6. Cảm ơn người khác vào lúc họ ít mong muốn nhất

Khi người khác không mong đợi cảm ơn hay họ thấy không đáng được cảm ơn, một câu cảm ơn từ bạn sẽ có sức mạnh rất lớn. Câu cảm ơn của bạn có thể giúp họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều. Thậm chí họ còn cảm thấy cảm ơn bạn vì bạn đã không làm cho họ lúng túng.


Mẩu chuyện nhỏ cảm động về lời cảm ơn thường ngày

Tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan mình vừa làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng dạy, thì bỗng thấy có ai đó đập nhẹ vào tay. Tôi dừng: không có ai cả. Tôi đi tiếp. Lại thấy có ai đập nhẹ vào tay. Lần này tôi quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó. Mắt nó màu nhạt, cũng có thể đó là do tôi có cảm giác từ hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối của nó. Nó chưa thể quá 6 tuổi. Mặt mũi bẩn, đi chân đất, áo rách, tóc rối bù.

Nó chẳng khác gì mấy so với hàng trăm nghìn hoặc hơn thế trẻ em mồ côi lang thang trên đường phố khắp thủ đô Ri-ô-đờ-Ja-nê-rô.

- Bánh mì, ông ơi??

Nếu sống ở Braxin, chúng ta có nhiều cơ hội để mua một thanh kẹo hay một cái bánh mì cho những đứa bé vô gia cư và mồ côi này. Tôi bảo nó đi theo tôi và chúng tôi cùng vào một tiệm giải khát:

- Cà phê cho tôi và cái gì đó ăn được cho cậu bạn nhỏ này? - Tôi gọi.

Thằng bé chạy đến quầy hàng và lựa chọn. Bình thường, bọn nhỏ này sẽ cầm đồ ăn và bỏ đi luôn, quay trở lại đường phố, nơi chúng đang phải lang thang, mà không nói lời nào. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên. Quầy giải khát khá dài, người ta đặt cốc cà phê ở một đầu và một cái bánh mì ở đầu kia. Thường người ta cũng biết là bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu.

Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài (vì nó không được ở lâu trong cửa hàng), kiễng chân lên, tay cầm bánh mì, mắt gí vào cửa kính, quan sát.

"Nó làm cái quái gì thế ?!" - Tôi nghĩ.

Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy vụt theo. Thằng bé đứng trước mắt tôi, chỉ cao đến thắt lưng. Đứa bé mồ côi người Braxin ngước nhìn khách lạ người Mỹ cao lớn, là tôi, mỉm cười (một nụ cười có thể làm trái tim bạn phải ngừng vài giây), và nói: "Cảm ơn chú?!" Rồi, có vẻ lo lắng, nó gãi bàn chân và kiễng chân lên, nói to hơn: "Cảm ơn chú nhiều lắm ạ !"

Lúc đó, nếu tôi có thể thì tôi đã mua cả tiệm ăn cho nó.Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất Khi tôi viết bài này tôi vẫn đang ngồi bên ngoài quán giải khát, nơi tôi mua chiếc bánh mì cho thằng bé. Tôi đã muộn giờ lên lớp. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy xúc động và nghĩ về thằng bé. Và tôi tự hỏi: nếu tôi bị xúc động đến thế chỉ bởi một cậu bé đường phố nói lời cảm ơn tôi vì một mẩu bánh mì, thế thì mọi người sẽ xúc động đến đâu khi chúng ta nói những lời cảm ơn - thực sự cảm ơn - vì những gì họ làm cho chúng ta. Hãy dành thời gian để nói những lời cảm ơn trong giao tiếp, và đừng bao giờ tiết kiệm lời cảm ơn cả!

Kết luận

Cảm ơn là kỹ năng giao tiếp quan trọng mà chúng ta cần thực hành hàng ngày vì nó luôn mang ý nghĩa của sự chân thành, là tiền đề cho mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Việc nói lời cảm ơn thường xuyên sẽ tạo nên sự phấn khích cho cả người nghe và người nói. Vì thế, hãy rèn luyện cách nói lời cảm ơn và đừng quên kèm theo một nụ cười thật tươi khi nói nhé!

Tổng hợp


Bài viết thuộc chủ đề: Kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật giao tiếp, cách bày tỏ lòng cảm ơn, lời cảm ơn trong giao tiếp, kỹ năng nói lời cảm ơn, văn hóa ứng xử trong giao tiếp, bí quyết nói lời cảm ơn, tầm quan trọng của lời cảm ơn.