>> Giáo dục, tuyển sinh, điểm sàn đại học 2013, điểm chuẩn đại học

Đồng tình với quan điểm bỏ thi tốt nghiệp THPT song nhà giáo Phạm Toàn, người khởi xướng nhóm tác giả sách giáo khoa Cánh buồm, cho rằng, phải có sự chuẩn bị, phải mất ít nhất 10 – 20 năm, chứ không phải nói bỏ là bỏ “đánh xoẹt” ngay được.

Phải có giai đoạn quá độ

Theo nhà nghiên cứu sư phạm Phạm Toàn, những ngày qua, dù bận rộn cho cuộc gặp gỡ hàng tháng của nhóm Cánh buồm song ông cũng theo dõi và biết đến kiến nghị của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan về việc xem xét bỏ thi tốt nghiệp THPT. Người khởi xướng phong trào cải cách sách giáo khoa cũng đồng tình với quan điểm này.

Điều quan trọng của việc bỏ thi là phải có giai đoạn quá độ, tức là phải cải tổ lại nền giáo dục. Ít nhất cũng phải mất 10 – 20 năm mới bỏ thi tốt nghiệp THPT được, không phải nói bỏ là bỏ đánh xoẹt một cái”, nhà giáo Phạm Toàn khẳng định.


thi tốt nghiệp

Cũng theo ông, nói bỏ “đánh xoẹt một cái” là lối suy nghĩ ngu lâu dốt bền của những người thông minh đột xuất. Nói không thi học sinh không chịu học là bắt nạt trẻ con. Còn nói bỏ thi tốt nghiệp sẽ ảnh hưởng chất lượng giáo dục là lối suy nghĩ của người bảo thủ không chịu nghĩ.

"Tôi cảm giác hiện nay chúng ta vẫn còn đang lúng túng không biết học gì, dạy gì, không biết chuyển tải như thế nào. Gọi chính xác đó là cuộc khủng hoảng trong nội tại khoa học giáo dục” - Nhà giáo Phạm Toàn khẳng định.

Chính tôi cũng có ý kiến về việc thi cử trong kiến nghị với Đảng và Nhà nước đã in trong quyển Kỷ yếu  nhóm Cánh buồm năm 2011 về việc Học thế nào?, Thi thế nào?, Chương trình thế nào?. Ở đây tôi không muốn bàn đến vấn đề quốc kế dân sinh chỉ bằng câu trả lời “Không” hay “Có”, không phải chỉ bằng những lập luận mà chúng ta phải nghĩ tới khâu chuẩn bị việc làm”, ông chia sẻ.

Theo nhà giáo Phạm Toàn, trước hết phải thay đổi chương trình học, thay đổi nội dung học và cách học. “Hiện nay tất cả những thay đổi đều không có lý lẽ gì cả. Năm nay chương trình nặng quá thì bớt chứ hầu như không có lý thuyết về chương trình học, chương trình học đó cũng không có cơ sở thực hiện tử tế”, ông bày tỏ.

Bên cạnh đó, nhà giáo Phạm Toàn cũng cho rằng, phải có sách học, nghĩa là phải tạo ra bộ chương trình sách dễ học, dễ dạy mà học rất giỏi. “Sở dĩ gọi sách giáo khoa hiện nay đang quá tải cũng là một cách nói. Tôi cảm giác hiện nay chúng ta vẫn còn đang lúng túng không biết học gì, dạy gì, không biết chuyển tải như thế nào. Gọi chính xác đó là cuộc khủng hoảng trong nội tại khoa học giáo dục”, ông khẳng định.

Ông cũng đề xuất phải chữa những cái đó, chữa trong thể chế, phải tăng lương cho giáo viên, trường sư phạm, cái nôi đào tạo các nhà giáo phải học chính bộ sách cải cách ấy để có cách truyền dạy mới mẻ cho các em.

Nên phân khúc 9 năm

Quan điểm của nhà nghiên cứu sư phạm Phạm Toàn là không cần học 12 năm như hiện nay. Theo ông chỉ cần phân khúc 9 năm để các em có các lựa chọn khi ra trường. Có những em không muốn học gì nữa mà đi làm nuôi thân. Có em có nguyện vọng vào trường học nghề để giỏi nghề. Và cũng có những em tiếp tục theo đuổi con đường học vấn sẽ vào trường THPT để chuẩn bị tập độc lập nghiên cứu khi vào ĐH.

Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng, không cần thi cử rắc rối, thậm chí bỏ cả thi ĐH, không cần phải tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền, năng lượng, đau khổ vào việc thi cử.

Như vậy cần phải định nghĩa lại từng bậc học và như thế mới làm được cuộc cải cách giáo dục này”, ông khẳng định. Cũng theo ông, trường học được bảo hành không phải bằng bằng cấp, thi cử, mà bằng nội dung học, sự thú vị của việc học. Nhà trường phải thay đổi, phải hình dung lãng mạn đi một chút, không còn dáng vẻ quan liêu, trì trệ, ngơ ngác như bây giờ.

Ông cũng cho rằng, không cần thi cử rắc rối, thậm chí bỏ cả thi ĐH, không cần phải tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền, năng lượng, đau khổ vào việc thi cử. Các em lớp 12 vào đời hãy trả lại sự tự do cho các trường ĐH, trường được quyền chọn thí sinh cho chính mình. Điều này đồng nghĩa với việc cho phép các trường ĐH mở khoa dự bị dành cho các em học sinh có học lực trung bình, dự bị học theo yêu cầu của trường.

Cần đi song song, song phải làm lại cuộc cách mạng giáo dục bằng cách thay đổi cách học, thay đổi chương trình, thay đổi sách, huấn luyện lại giáo viên. Thay đổi và phải làm ít nhất 10, 12 năm. Cần có cách cư xử quá độ, nghĩa là vẫn là thi, nhưng thi nhẹ nhàng, không gây áp lực cho học sinh”, ông khẳng định.

Theo T. Huyền, Infornet