Chuyện lạ mà không lạ

Thông tin Trường Trung cấp chuyên nghiệp tư thục công nghệ Trường Sơn (đóng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk) đăng thống báo bán trường trả nợ ngay sau Tết Nguyên đán 2013 khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

 

Trường tư trước quyết định quan trọng của bộ GDĐT

 

Trường Trung cấp Trường Sơn (Ảnh: Bá Dũng/Tuổi trẻ)

Nguyên nhân được xác định là do nhiều năm trường không thể tuyển đủ người học, mặt bằng thuê đất xây trường quá cao, nợ ngân hàng ngày càng lớn trường không đủ sức để tiếp tục duy trì. Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm không lớn, chỉ 400 nhưng lượng tuyển sinh mỗi năm chỉ vài chục.

Nguồn thu chủ yếu từ học phí của SV không đủ trang trải cho 13 cán bộ công nhân viên của trường dẫn tới việc trường đã giữ lại 900 triệu tiền học phí thu của sinh viên hệ vừa học vừa làm liên kết đào tạo với ĐH Đà Lạt để giải quyết nợ và gần 300 triệu đồng lợi nhuận liên kết với một đơn vị khác tại Nha Trang.

Cuối năm 2012, Trường ĐH Văn Hiến TP.HCM cũng phải thương thảo để chuyển đổi nhà đầu tư nhằm cứu trường thoát khỏi nguy cơ phải bán với giá 75 tỷ đồng, trong khi giá trị thật là 314 tỷ đồng.

Đây là hệ quả tất yếu của việc trường không đảm bảo được chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất quá yếu kém, tỷ lệ sinh viên/ giảng viên quá cao và bị Bộ đình chỉ tuyển sinh.


Lịch thi đại học cao đẳng năm 2013

 

Nên để các trường tự chủ tuyển sinh?

 

Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Công nghệ Đông Á Nguyễn Ngọc Chu nêu ý kiến: “Nên để các trường tự chủ tuyển sinh, cho phép họ lấy điểm đầu vào phù hợp với loại hình. Hoặc nếu không đủ điểm trúng tuyển có thể vào học lớp dự bị ĐH”.

Một số ý kiến đến từ các ĐH,CĐ NCL cho rằng: Nếu giữ "ba chung" thì cần hạn chế nguồn tuyển của các trường công lập, đào tạo tinh hoa và điểm sàn trúng tuyển vào các trường này phải cao (ít nhất từ 18 điểm trở lên) tạo điều kiện cho khối trường ngoài công lập.

Tuy nhiên, phân tích của nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng bi kịch của các ĐH,CĐ NCL đến từ hệ quả tất yếu của việc các trường được thành lập một cách dễ dãi, ồ ạt; trường chạy theo số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng.

Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam Phạm Tất Dong cho rằng: “Khi đặt bút quyết định cho mở trường cần có sự thẩm định thực tế. Nếu chỉ dựa trên giấy tờ thì cơ quan chủ quản dễ bị các trường “qua mặt”.

Ông Dong cũng cho rằng, nên xét lại loại hình trường ngoài công lập đang tồn tại đã phù hợp chưa đồng thời nhắc đến việc Bộ GD-ĐT cần có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho các trường.

 

Không thể hy sinh chất lượng đào tạo


Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục – Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi nhấn mạnh đến một giải pháp định hướng nhằm đảm bảo cho các trường phát triển bền vững nhưng “không thể vì cứu các trường mà hi sinh chất lượng bằng cách hạ điểm trúng tuyển hàng năm”.

Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga phân tích: “Các trường NCL chưa tạo dựng tên tuổi vì chỉ bó hẹp trong đào tạo các ngành Kinh tế, Quản lí, Tài chính, Ngân hàng khi nhu cầu xã hội bão hòa sẽ lập tức gặp khó.

Vì vậy, yêu cầu là mỗi trường phải có chiến lược phát triển ngành nghề, tạo dựng uy tín qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động nghề nghiệp,…

Bộ GD-ĐT luôn tạo điều kiện giúp đỡ các trường hết sức, nhưng không có nghĩa là hi sinh chất lượng. Tới đây, Bộ sẽ đưa ra các tiêu chí cụ thể để phân biệt trường nào vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận”.


Lo thí sinh tháo chạy khỏi trường tư

Kenhtuyensinh

Theo: báo Vietnamnet