>> Tiếng anh, học tiếng anh, tiếng anh giao tiếp, học từ vựng

5 bí quyết giúp bạn tự tin trong kỳ thi IELTS

Đạt điểm IELTS cao ngất là mong muốn của rất nhiều bạn trẻ đang theo đuổi mục tiêu du học và thăng tiến trong công việc. Làm sao để tự tin hoàn thành tốt bài thi IELTS và đạt số điểm cao như mong đợi?

1. Để nắm rõ định dạng bài thi IELTS và những thông tin có liên quan khác: Hãy truy cập website: www.ielts.org.

2. Phần thi Nghe: Chuẩn bị thật tốt trước khi nghe và kiểm tra lại câu trả lời sau khi kết thúc bài nghe.

Trước khi nghe: Hãy có gắng suy đoán xem người sẽ nói trong đoạn ghi âm là ai, họ đang ở đâu và họ sẽ nói gì. Sau khi kết thúc bài nghe: Hãy kiểm tra thật kỹ các câu trả lời và lưu ý, bạn nên kiểm tra theo thứ tự ngược, nghĩa là từ Part 4 -> Part 3 -> Part 2 -> Part 1.

Bí quyết ôn luyện các kỹ năng trong bài thi IELTS| Học tiếng anh

Bí quyết ôn luyện các kỹ năng trong bài thi IELTS| Học tiếng anh

3. Phần thi Đọc: Luôn ghi nhớ đọc lướt qua nội dung bài đọc trước khi đọc câu hỏi. Cách làm này sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời nhanh hơn.

4. Phần thi Viết: Hãy làm Task 2 trước để tránh mất quá nhiều thời gian cho Task 1 vì Task 2 trong bài thi Viết quan trọng hơn và cũng tốn nhiều thời gian của bạn hơn so với Task

5. Phần thi Nói: Yếu tố quan trọng giúp các thí sinh thể hiện tốt nhất trong phần thi Nói chính là sự thư giãn và thoải mái. Đừng quá căng thẳng, hãy tập trung vào phần phát âm; cố gắng biểu hiện sự thích thú và nhiệt tình của bạn đối với chủ đề bạn đang nói đến. Điều này sẽ giúp ngữ điệu nói của bạn trở nên tự nhiên hơn.

Như vậy, kỳ thi IELTS cũng không quá căng thẳng và “khó nhai” như chúng ta tưởng! Chỉ cần bình tĩnh và có chiến lược hợp ký là bạn đã có thể tự tin bước vào phòng thi và yên tâm đón chờ một điểm số IELTS như mong đợi rồi đấy

Bảy nguyên tắc giúp bạn học tiếng anh nhanh và hiệu quả

Bí quyết ôn luyện các kỹ năng trong bài thi IELTS

1. Reading:

Study:

  • Chịu khó đọc sách tiếng Anh thật nhiều, đọc sách sẽ giúp các bạn nhớ từ vựng, mẫu câu, ngữ pháp một cách tự nhiên, như là tự ngấm vào người ý.
  • Không nên dùng nhiều từ điển, chỉ dùng từ điển với những từ lien tục lặp lại trong sách (từ quan trọng, thường gặp). Còn lại thì hãy cố đọc, nắm được ý, hiểu được bài và tự hiểu nghĩa của từ. Đây cũng là quá trình bạn làm khi thi IELTS mà.
  • Luyện đọc IELTS thật kĩ, lấy chất lượng bù số lượng. Sau mỗi câu sai cố gắng hiểu xem tại sao mình sai để lần sau không bao giờ mắc lại.
  • Đề thi thường dùng các từ đồng nghĩa, hoặc đảo vị trí các từ trong câu, nói chung là biến đổi một chút, cố gắng làm quen và trở nên nhạy cảm với việc này.

On the test: luyện thi IELTS

Đọc lần lượt, đọc xong câu nào chắc câu đó, xong câu nào ghi luôn vào answer sheet bởi nếu bạn viết vào booklet sau đó mới ghi vào answer sheet thì sẽ không đủ thời gian

Không nhảy bài, nhảy đoạn. Cố gắng làm theo thứ tự đã cho của bài để không bị lẫn lộn.

Tuy nhiên, nếu một passage mà cho phần điền headings ngay đầu tiên, hoặc phần summary (fill in blanks) thì mình sẽ bỏ qua phần đó, làm các câu sau đó. Bởi sau khi làm xong các câu sau đó bạn đã hiểu khá rõ về bài đó nói gì, lúc đó có thể trả lời phần headings và summary dễ dàng rồi.

Luôn cố gắng làm nhanh nhất có thể, cẩn thận là tốt, nhưng ko nên cẩn thận quá mà làm phí thời gian ko cần thiết. Ví dụ hôm mình làm bài mình spend time cho reading, bài 1 hơi khó một chút, bài 2 cực dễ, bài 3 rất khó khoảng 15 phút bài 1, 10 phút bài 2, 30 phút bài 3, 5 phút còn lại để check xem có mắc phải lỗi ngớ ngẩn nào không.

2. Listening:

Study:

  • Các bạn chịu khó nghe radio trên BBC, không nghe đi nghe lại nhiều, chỉ nghe tối đa 3 lần bởi nghe đi nghe lại thì hiệu quả nghe sẽ giảm dần.
  • Các bài nghe IELTS cũng nên được nghe lại nhiều lần. Tốt nhất là nghe 3 lần, 1 lần nghe để làm bài, lần 2 nghe lại để xác định các câu mình sai, sai ra sao. Tiếp lần 3 vừa nghe vừa nhìn vào tape script để hiểu rõ hơn cách phát âm và diễn đạt ý, hiểu được mình sai chỗ nào, yếu chỗ nào để tìm cách cải thiện.

On the test:

  • Ngay khi được giao bài giở ngay section 4 coi, bởi section 4 là phần khó nhất mà cũng được ít thời gian nhất, bạn chỉ có khoảng hơn 30 giây để xem trước 10 câu hỏi của phần này liền 1 lúc (không như các phần khác mỗi phần thường được chia làm 2). Do đó nắm được một chút ý của section 4 là rất cần thiết. Section 1 thường khá dễ do đó không cần nhiều thời gian để xem trước.
  • Sau khi xem qua section 4, nếu còn thời gian mình sẽ xem qua section 3. Mình bắt đầu xem section 1 khi băng bắt đầu tua đến đoạn example cho section 1.
  • Mỗi khi xem qua, các bạn cũng nên đánh dấu những câu mà mình cần chú ý. Ví dụ mình luôn đánh dấu các câu có khả năng phải dùng số nhiều, bởi khi nghe thì mình tập trung nghe ý chứ không nghe rõ từ, nên không chú ý đến vô cùng hay mất điểm phần này. Số ít số nhiều
  • Tuyệt đối không dừng lại ở 1 câu quá lâu, dừng lại quá lâu ở câu này có thể sẽ không nghe được câu sau. Hoặc thảm nhất là bỏ qua cả 1 xâu chuỗi các câu hỏi, như thế thì chỉ có cách đi nộp tiền thi lại luôn ngay sau khi thi xong. Một câu nào bạn ko làm được thì cứ bỏ qua, đánh dấu ? vào đó để lát sau nghe xong cả bài thì quay lại, vẫn sẽ nhớ được một chút để điền vào, đừng lo. Đừng mạo hiểm cố 1 câu để rồi mất cả 1 section

3. Writing:

Study:

  • Chịu khó đọc sách thật nhiều để học cấu trúc và từ vựng. - học tiếng anh giao tiếp
  • Mình chỉ dùng 2 sách học viết là Academic Writing và Insight into IELTS (extra), luyện viết theo bài, sau đó đóng sách lại thử viết lại đoạn đó sao cho giống với giọng văn. Có thể bạn nghĩ là hơi giống vẹt nhưng đây là cách tốt nhất để học cấu trúc của người ta và áp dụng vào bài của mình.
  • Không cần học kĩ phần process nếu bạn không có nhiều thời gian, khả năng có phần này rất thấp, chỉ cần học qua để biết cách làm, còn theo ý mình bạn có tốn thời gian học phần này thì nếu chẳng may gặp nó thì cũng xác định sẵn là điểm kém
  • Trước khi thi cũng xem các bài writing mẫu trong Cambridge, tìm những chỗ hay trong model của examiner. Tìm chỗ dở trong các bài điểm kém của các thí sinh trước để tránh lặp lại.

On the test:

  • Đọc đề task 2 trước, sau đó bắt tay vào làm task 1, nếu trong khi đang viết task 1 mà nghĩ ra ý thì đánh dấu vào outline cho task 2
  • Cố gắng hoàn thành task 1 đúng thời gian (tốt nhất là sớm hơn 1 vài phút)
  • Chú ý đếm số lượng các từ, tránh viết quá ngắn (sẽ bị trừ điểm) và quá điểm càng kém). Môi dòng thường sẽdài (càng viết dài càng nhiều lỗi viết khoảng 10 từ, vậy task 1 thì cứ khoảng 16->20 dòng là đc, task 2 thì khoảng 25-30 dòng).
  • Đặc biệt chú ý đến vấn đề thời gian, nếu sắp hết giờ mà bạn vẫn còn đang lung túng chưa viết xong body của task 2. Bỏ cách đấy và xuống viết ngay conclusion. 1 bài essay mà ko có conclusion sẽ bị trừ điểm rất nặng. Nếu viết xong conclusion rồi thì lộn lên viết tiếp phần body cũng không sao.

4.Speaking:

Phần này mình không chuẩn bị gì cả, đúng hơn là chẳng biết chuẩn bị gì, ôn thế nào. Cứ thế nào thì đi thi thế đó thôi. Tuy nhiên cũng rút được một số kinh nghiệm trong phần này

  • Nói chậm, rõ ràng, đủ ý như một bài viết ngắn. Có mở đầu, thân và kết luận.
  • Không nên sử dụng tiếng lóng, nếu bạn là người sử dụng nhiều tiếng lóng thì cố gắng uốn lưỡi mấy lần trước khi nói.