Sự kiện: Giáo dục, trường quốc tế, liên kết đào tạo, cao đẳng quốc tế

Năm 2015 Cộng đồng ASEAN chính thức hình thành, thị trường lao động ở khu vực Đông Nam Á sẽ mở rộng cửa. Khi ấy, nguồn nhân lực từ Singapore, Malaysia, Thái Lan có thể xuất hiện và cạnh tranh với nguồn nhân lực VN, ngay tại VN mà không vướng phải rào cản nào.

Bằng đại học, nhận lương phổ thông?

Tính đến năm 2012, Việt Nam vẫn là một trong bốn quốc gia ASEAN chưa có khung trình độ quốc gia (cùng với Campuchia, Lào và Myanmar). Còn trên thế giới, khoảng 130 nước đã có khung này. Khung trình độ quốc gia có thể được coi là một tiêu chuẩn chung, được thừa nhận chung, để giúp các nền giáo dục hòa nhập. Một lao động Việt Nam, nếu sang Singapore làm việc, với bằng đại học, có thể chỉ được nhận lương như một lao động phổ thông bình thường. Đơn giản vì bằng đại học mà lao động ấy đang mang theo người không được thị trường lao động ASEAN công nhận.

Dự kiến, khung trình độ quốc gia của Việt Nam đến tháng 4/2014 mới được đệ trình. Điều tất yếu là cuộc đua đến những bằng cấp quốc tế được thừa nhận rộng rãi đang trở nên cực kỳ nóng bỏng tại Việt Nam. Câu chuyện ở Trường ĐH CNTT Gia Định là một ví dụ. Trường này vừa được Bộ Giáo dục - Đào tạo cấp phép đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh, thông qua chương trình liên kết đào tạo với Đại học Greenwich (Anh quốc), chương trình liên kết tào đạo mới nhất vừa được cấp phép (7/10/2013).

Trung tâm Tuyển sinhĐào tạo Quốc tế - ERCI (ERC International), trực thuộc Trường Đại học CNTT Gia Định là đơn vị tổ chức thực hiện chương trình liên kết đào tạo này. ERCI là kết quả của sự hợp tác đầu tư giữa Trường ĐH CNTT Gia Định và Công ty TNHH Nghiên cứu và Giáo dục Việt Nam (gọi tắt là ERC Việt Nam) từ cuối năm 2012.

Bằng cấp quốc tế, công dân toàn cầu

Những lợi ích đến từ các chương trình liên kết đào tạo quốc tế thì ai cũng biết. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh bức bối của áp lực cạnh tranh công ăn, việc làm sắp tới, những lợi ích ấy càng trở nên cấp thiết. Có điều, không phải ai cũng hình dung việc học các chương trình quốc tế thì khác gì so với học chương trình thông thường, ngoài việc học phí cao hơn?

Từ trước tới nay, các bậc phụ huynh lựa chọn cho con em mình một môi trường giáo dục quốc tế, đều nhắm cách tiếp cận giáo dục rất khác, so với kiểu học truyền thống. Học phí là một chuyện. Nhưng môi trường giáo dục rộng mở, trọng thị dấu ấn cá nhân, mới là đích tới. Ngoài việc cơ hội tìm việc làm mở rộng, điều mang lại từ các chương trình đào tạo quốc tế là… tư thế của học viên. Cách giáo dục mở khiến mỗi một học viên sẽ có điều kiện hoàn thiện mình, dạn dĩ hơn và trưởng thành hơn.

Suy cho cùng, khái niệm công dân toàn cầu không chỉ ở khả năng ngoại ngữ lưu loát, mà chính là ở tư thế, tư duy làm việc. Chẳng hạn, như tại ERCI, sinh viên học cả các kỹ năng như thuyết trình, teamwork…

Theo VTC