Có thể tham khảo từ kết quả nghiên cứu của ĐH Quốc gia Hà Nội sau 3 năm thực hiện kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, trong đó có 2 năm thực hiện đánh giá trên diện rộng với số lượng gần 65.000 lượt thí sinh (TS) năm 2015 và gần 85.000 lượt TS năm 2016. Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội tiến hành phân tích, đối sánh kết quả thi của các năm và đánh giá tương quan giữa điểm thi đánh giá năng lực với điểm thi THPT quốc gia và kết quả học tập năm lớp 12 với mẫu khảo sát khoảng 1.600 sinh viên (SV) đã trúng tuyển vào một số trường ĐH thành viên và khoa trực thuộc của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Kết quả tương đương trong 2 năm


Kết quả phân tích tổng điểm bài thi đánh giá năng lực năm 2015 và 2016 cho thấy phổ điểm bài thi của cả 2 năm đều có phân bố chuẩn, cân đối cả 2 phía.

Bài thi đánh giá năng lực có đánh giá đúng thí sinh?So sánh tổng điểm bài thi đánh giá năng lực năm 2015 và 2016

Hình 1 cho thấy năm 2015 điểm trung bình là 76,60 với độ lệch chuẩn là 14,586. Năm 2016 điểm trung bình là 75,21 với độ lệch chuẩn là 13,936.

Như vậy, độ biến thiên của điểm thi năm 2016 gần như không thay đổi so với năm 2015 (18,88% năm 2015 và 18,5% năm 2016). Hay nói cách khác, bài thi đánh giá năng lực đã được chuẩn hóa, có mức độ phân hóa tốt.

Phân tích, so sánh đánh giá kết quả thi của các hợp phần (trong hình 2, 3, 4) cho thấy: toán, ngữ văn, khoa học tự nhiên (KHTN) và khoa học xã hội (KHXH) của các TS tham dự thi năm 2015, 2016 cho kết quả hoàn toàn tương đồng nhau và cho thấy các hợp phần của bài thi có khả năng phân loại rất tốt.
Bài thi đánh giá năng lực có đánh giá đúng thí sinh?
Bài thi đánh giá năng lực có đánh giá đúng thí sinh?
Bài thi đánh giá năng lực có đánh giá đúng thí sinh?

Hình 5 dưới đây cho thấy có sự tương đương về kết quả giữa 2 năm 2015 và 2016 khi tiến hành so sánh chi tiết điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các phần toán, ngữ văn, KHTN và KHXH.
Bài thi đánh giá năng lực có đánh giá đúng thí sinh?

Điều đó có thể khẳng định bài thi đánh giá năng lực đã đo đúng năng lực của các TS tham gia dự thi và có tính ổn định rất cao với toàn bài thi và từng hợp phần của bài thi.


SV có điểm thi đánh giá năng lực cao thì điểm thi THPT cao


Phân tích phổ điểm cho thấy điểm bài thi đánh giá năng lực và điểm thi THPT quốc gia tổng hợp 3 môn theo khối đều khá gần đường cong chuẩn (phân phối hình chuông) (theo Hình 6) nhưng phổ điểm bài thi đánh giá năng lực có độ phân tán cao, trong khi phổ điểm thi THPT quốc gia có độ chụm cao.

Bài thi đánh giá năng lực có đánh giá đúng thí sinh?

Phân tích tương quan giữa kết quả thi đánh giá năng lực và kết quả tổng hợp 3 môn thi theo khối của số SV được khảo sát có kết quả như sau:

 

Tổng điểm bài thi ĐGNL

Tổng 3 môn tốt nghiệp

Tổng điểm bài thi ĐGNL

Hệ số Pearson

1

0,545**

Mức ý nghĩa

 

0,00

 

 

 

Tổng 3 môn tốt nghiệp

Hệ số Pearson

0,545**

1

Mức ý nghĩa

0,00

 

 

 

 

**. Hệ số có ý nghĩa ở mức 0.01.

Bảng 1: Tương quan giữa điểm thi đánh giá năng lực và điểm thi THPT Quốc gia

Kết quả phân tích trong bảng 1 cho thấy có mối tương quan ở mức trung bình giữa điểm thi đánh giá năng lực và điểm thi THPT quốc gia. Mức ý nghĩa cho thấy SV có điểm thi đánh giá năng lực cao thì có điểm thi THPT (tổ hợp 3 môn theo khối) cao. Tuy nhiên không thể suy theo chiều ngược lại, do đó vẫn có SV đạt điểm thi THPT (tổ hợp 3 môn theo khối) cao nhưng điểm thi đánh giá năng lực thấp.

Hình 8 thể hiện tương quan giữa từng phần thi với điểm thi tương ứng: Điểm thi đánh giá năng lực phần 1 có độ biến thiên cao hơn so với điểm thi THPT môn toán (23% so với 18%), điểm thi đánh giá năng lực phần 2 và điểm thi THPT môn văn có độ biến thiên khá tương đương (22% so với 20%), điểm thi đánh giá năng lực phần 3 và điểm thi THPT các môn tự chọn có độ biến thiên khá tương đương (16% so với 15%).
Bài thi đánh giá năng lực có đánh giá đúng thí sinh?
Tương quan giữa điểm từng phần bài thi ĐGNL và điểm thi các môn thi THPT Quốc gia tương ứng

Điểm thi đánh giá năng lực tương đương kết quả học tập lớp 12


Hình 9 là kết quả phân tích điểm thi đánh giá năng lực và điểm trung bình học tập lớp 12 của nhóm SV được khảo sát. Kết quả phân tích cho thấy: Hầu hết các SV đạt điểm thi đánh giá năng lực từ 70 điểm trở lên đều có kết quả học tập năm học từ mức trung bình trở lên (6,0). Những SV ở trong nhóm khoảng điểm thi đánh giá năng lực từ 90 điểm trở lên đều có kết quả học tập trung bình ở mức giỏi (từ 8,0 trở lên). Như vậy bài thi đánh giá năng lực phản ánh đúng năng lực của các SV khi học tập ở bậc phổ thông.

Bài thi đánh giá năng lực

Xét theo từng phần thi bài thi đánh giá năng lực và kết quả học tập lớp 12 ở các môn tương ứng, phân tích cho kết quả trong Bảng 2:

Khối

Điểm ĐGNL

phần toán

Kết quả học tập môn toán

Điểm ĐGNL

phần văn

Kết quả học tập môn văn

Điểm thi ĐGNL phần KHTN

Kết quả học tập 3 môn theo KHTN

Điểm thi ĐGNL phần KHNV

Kết quả học tập 3 môn theo KHNV

Tự nhiên

Điểm TB

36,06

8,79

34,27

7,53

 

 

 

 

Độ lệch chuẩn

5,81

0,63

3,70

0,71

 

 

 

 

Xã hội

Điểm TB

27,65

8,26

35,91

7,94

 

 

 

 

Độ lệch chuẩn

7,81

0,82

3,31

0,68

 

 

 

 

Tổng

Điểm TB

33,04

8,6

34,86

7,68

24,75

8.47

23.22

8.26

Độ lệch chuẩn

7,73

0,75

3,65

0,73

4.81

0.69

4.18

0.60

Bảng 2: So sánh kết quả thi đánh giá năng lực các phần với điểm thi trung bình các môn học lớp 12

Từ kết quả phân tích cho thấy:

Đối với môn toán: Kết quả học tập trung bình môn toán của khối tự nhiên là 8,79 lớn hơn kết quả trung bình của khối xã hội (8,26). Như vậy SV có kết quả học môn toán cao thì điểm thi đánh giá năng lực phần toán cao. Khối tự nhiên có kết quả học tập môn toán cao hơn khối xã hội thì điểm thi đánh giá năng lực phần toán của khối tự nhiên cũng cao hơn khối xã hội.

Đối với môn ngữ văn: Điểm thi đánh giá năng lực cũng như kết quả học tập môn văn của khối tự nhiên thấp hơn của khối xã hội tuy nhiên, độ chênh lệch điểm giữa 2 khối này không quá lớn. Điều đó khẳng định đúng tính chất của bài thi đánh giá năng lực là đánh giá về mặt tư duy, tính toàn diện chứ không đơn thuần chỉ là kiểm tra kiến thức.

Đối với phần thi tự chọn: Kết quả kiểm định tương quan cho thấy điểm thi đánh giá năng lực phần tự chọn có mối quan hệ không chặt chẽ với kết quả học tập tổng hợp 3 môn theo khối. SV có điểm thi đánh giá năng lực phần tự chọn cao chưa chắc đã có kết quả học tập cao. Ngược lại, SV có điểm thi đánh giá năng lực thấp cũng chưa phải đều có kết quả học tập kém kém. Điều này, cần được nghiên cứu chi tiết để giải thích tính tương quan chưa chặt này.


Phù hợp các kỳ thi trên diện rộng


Từ những phân tích trên, có thể đưa ra các kết luận sau: Bài thi đánh giá năng lực có tính ổn định về độ tin cậy, độ giá trị và khả năng phân loại cao như nhau trong cả 2 năm tổ chức thi diện rộng. Bài thi có mối tương quan chặt với kết quả học tập lớp 12 và điểm thi THPT quốc gia. Đặc biệt khi đi phân tích các hợp phần toán, ngữ văn và tự chọn đều có thể đánh giá phân loại được các TS. Hình thức thi đánh giá năng lực không những thuận lợi mà còn đánh giá toàn diện năng lực của TS, tránh hiện tượng học lệch, học tủ, đảm bảo công bằng khách quan nhất trong các hình thức đánh giá hiện nay. Hình thức thi phù hợp với những kỳ thi trên diện rộng, vừa tiết kiệm, đơn giản mà vẫn đảm bảo đánh giá được đầy đủ, chính xác năng lực người thi. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá là xu hướng phát triển của khoa học đo lường và đánh giá trên thế giới.


Tuyển sinh 2017

Theo Thanh niên, nguồn: http://thanhnien.vn/giao-duc/bai-thi-danh-gia-nang-luc-co-danh-gia-dung-thi-sinh-749365.html