>> Giáo dục, tuyển sinh, hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, học đường.

Có vẻ như nghịch lý khi số trường CĐ liên tục giảm trong những năm gần đây, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh dành cho bậc CĐ liên tục tăng theo chiều ngược lại. Nghịch lý này hoàn toàn dễ hiểu nếu biết rằng số trường CĐ “biến mất” thật ra đã được “nâng cấp” thành trường ĐH.

Điều đáng buồn là tuy chỉ tiêu tuyển sinh CĐ tăng liên tục, số thí sinh đăng ký dự thi và đến dự thi CĐ lại giảm với tốc độ khá nhanh.

Thí sinh dự thi ít hơn chỉ tiêu tuyển sinh

"Chỉ khi nào các thí sinh thi CĐ không còn mặc cảm là “công dân hạng hai” so với các thí sinh thi ĐH mới hi vọng chuyển biến được tình hình"
Chỉ trong sáu năm từ năm 2008 đến nay, số thí sinh đăng ký dự thi CĐ giảm gần phân nửa, từ 616.871 còn 341.612. Và điều gì phải đến đã đến: năm 2013 vừa qua, số thí sinh đến dự thi CĐ thấp kỷ lục về số lượng lẫn tỉ lệ, chỉ có 229.105 thí sinh đi thi, đạt tỉ lệ 67,07% so với số đăng ký dự thi, và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử thi “ba chung”, số thí sinh dự thi CĐ đã ít hơn chỉ tiêu tuyển sinh bậc CĐ. Hậu quả nhãn tiền là tỉ lệ nhập học bậc CĐ cũng thấp kỷ lục, có đến 73 trường CĐ tuyển không đủ được 50% chỉ tiêu.

Thống kê thí sinh thi cao đẳng hiện nay

Chỉ tiêu tuyển sinh CĐ liên tục tăng nhưng số lượng thí sinh đăng ký dự thi và thực tế thi thì ngược lại - Nguồn: Các báo cáo do Bộ GD-ĐT công bố - Ảnh: Như Hùng - Đồ họa: N.Khanh

Không chỉ sụt giảm về số lượng thí sinh đăng ký dự thi và đến dự thi, mà tương quan tỉ lệ giữa số lượng thí sinh thi ĐH và thi CĐ ngày càng chênh lệch. Nói cho dễ hiểu là khuynh hướng bỏ thi CĐ chuyển sang thi ĐH ngày càng tăng. Trước đây năm năm, tỉ lệ này là 70:30 (70 thi ĐH, 30 thi CĐ) thì năm 2013 là 83:17.

Tuyển sinh bậc cao đẳng ngày càng giảm

Tuyển sinh bậc cao đẳng ngày càng giảm

Với phương thức thi “ba chung”, việc tuyển chọn học sinh vào học các trường ĐH, CĐ hầu như chỉ dựa trên kết quả của ba môn thi nên dẫn đến một hệ quả khác nữa là số học sinh giỏi dự thi vào các trường cao đẳng rất thấp. Ở 200 trường THPT có điểm thi đại học cao nhất nước, chỉ có khoảng 5% học sinh dự thi CĐ. Và ở top 20 trường THPT hàng đầu, tỉ lệ này chỉ còn 0,6%. Rõ ràng hệ CĐ sẽ có rất ít học sinh giỏi ở đầu vào, và việc gọi thí sinh trúng tuyển đến nhập học sẽ bị tác động “ảo” rất lớn do các thí sinh có điểm cao hầu hết đã trúng tuyển vào các trường ĐH ở những đợt thi trước.

TỈ LỆ NHẬP HỌC SO VỚI CHỈ TIÊU

2012

2013

Trường CÐ

Công lập

79%

64,96%

Ngoài công lập

57%

36,37%

Hệ CÐ trong trường ÐH

Công lập

83%

74,74%

Ngoài công lập

64%

48,14%

Tuyển sinh bậc cao đẳng ngày càng giảm: Vì đâu nên nỗi?

Trước đây cũng đã có quy định những trường ĐH có đào tạo hệ CĐ sẽ không tổ chức thi CĐ mà chỉ tổ chức thi ĐH và dùng kết quả thi ĐH để xét tuyển vào CĐ. Trước thực trạng số thí sinh thi CĐ giảm liên tục, nhiều trường ĐH ngoài công lập có đào tạo hệ CĐ đã mạnh dạn tổ chức thi cả đợt CĐ ngay sau hai đợt thi ĐH tại trường, nhưng tình hình có vẻ cũng chẳng cải thiện được bao nhiêu.

Những người quản lý đào tạo tại các trường đều cho rằng thông tư 55 quy định về đào tạo liên thông đã gây nên các hậu quả này. Tuy nhiên, với các số liệu thống kê và phân tích vừa nêu, chúng tôi cho rằng thông tư 55 chỉ đẩy nhanh hơn quá trình “teo tóp” của hệ CĐ chứ không phải là nguyên nhân chính.

Cần có một chủ trương phát triển hệ CĐ, vốn là một hệ đào tạo phân luồng sau THPT thiên về thực hành, rất được chú trọng ở các nước công nghiệp phát triển. Cùng với chủ trương đó phải là những giải pháp cụ thể, đồng bộ.

Dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển cao đẳng

Trong bối cảnh có thể có một số trường ĐH, CĐ sẽ tuyển sinh riêng theo nhiều tiêu chí xét tuyển, tuyển chọn khác nhau, và căn cứ tình hình thực tế của năm 2013 là số thí sinh dự thi CĐ đã ít hơn chỉ tiêu tuyển sinh, chúng tôi cho rằng một giải pháp cụ thể khả thi nhất chính là cho phép dùng kết quả của bậc THPT (học bạ, bằng tốt nghiệp...) để xét tuyển vào CĐ chứ không nên tiếp tục tổ chức thi vào đợt 3. Như vậy giảm được một đợt thi vừa nặng nề tốn kém vừa không hiệu quả. Hệ CĐ nghề đã thực hiện điều này từ lâu. - TS NGUYỄN ĐỨC NGHĨA

Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG HCM