>> Giáo dục, thông tin tuyển sinh, đào tạo trực tuyến, thạc sĩ

Thạc sĩ thất nghiệp vì tự cao khi xin việc

Nhiều người chưa tìm được việc (chủ yếu do nền kinh tế đang khủng hoảng) nên học tiếp thạc sĩ. Nhưng khi vào học rồi thì thường tập trung cho việc học, lơ là tìm việc nên cơ hội việc làm sẽ ít đi.

Thạc sĩ thất nghiệp tràn lan bởi vì mọi người đổ xô đi học cao học theo phong trào. Trong đó có ba xu hướng chính:

Thứ nhất, những người vì chưa tìm được việc (chủ yếu do nền kinh tế đang khủng hoảng) nên học tiếp thạc sĩ. Nhưng khi vào học rồi thì thường tập trung cho việc học, lơ là tìm việc nên cơ hội việc làm sẽ ít đi.

Nhóm này hạn chế kinh nghiệm, nghiệp vụ và khả năng thực tế. Khi tốt nghiệp dù giỏi, dù khá (không có thạc sĩ trung bình), họ cũng chỉ là một cỗ máy lý thuyết. Đa số họ hơi tự cao về mặt bằng cấp. Sự trẻ trung, máu lửa như vừa tốt nghiệp đại học ở họ cũng không còn, cộng thêm sức ì do chán nản, thiếu niềm tin vào cuộc sống khi không xin được việc, nên sự tiếp cận công việc của họ cũng có nhiều hạn chế như ít nhạy bén, linh hoạt, xông xáo… Tất cả những điều đó cộng với sự khó khăn của nền kinh tế làm cho các nhà tuyển dụng không mặn mà tuyển dụng họ vào làm việc (nhóm này chiếm khoảng 20%).

Ba xu hướng chính khiên việc đổ xô đi học cao học theo phong trao

Ba xu hướng chính khiên việc đổ xô đi học cao học theo phong trao

Thứ hai là những người đã có việc làm, học thạc sĩ để nâng cao kiến thức phục vụ công việc, thêm cơ hội thăng tiến. Nhóm này chiếm đa số, khoảng 50%. Chất lượng, hiệu quả đào tạo thạc sĩ chủ yếu nằm ở nhóm này, họ thường ổn định vị trí công việc, ít thay đổi đơn vị.

Thứ ba là cán bộ, công chức đi học thạc sĩ để xóa bằng tại chức và thăng tiến trên quan trường ( chiếm 30%). Nhóm này có chất lượng kém nhất. Có những người nửa chữ tiếng Anh cũng không biết nhưng vẫn đậu, vẫn tốt nghiệp thạc sĩ.

Tôi thấy những tiêu cực trong giáo dục sau đại học hầu hết đều nằm trong nhóm thứ ba. Nhóm này tuy không chất lượng bằng hai nhóm kia nhưng lại được trọng dụng vì họ  đáp ứng được "nhu cầu bằng cấp” để bố trí, bổ nhiệm công việc nên cơ quan nhà nước cũng chẳng cần phải tuyển thêm nhóm thứ nhất làm gì. Nhóm một vì thế lại càng khó tìm việc hơn. Đó là lý do vì sao các thạc sĩ ra trường thất nghiệp nhan nhản. Tôi nghĩ, trước khi quyết định học lên cao học, các bạn cần phải suy nghĩ thật kĩ, đưa ra mục tiêu và định hướng rõ ràng để tránh tình trạng thất nghiệp khi ra trường.

Theo Vnexpress.net