12 năm không chỉ có học

GS Đinh Quang Báo, Thường trực Ban chỉ đạo Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015 của Bộ GD-ĐT cho rằng yếu kém của giáo Việt Nam hiện nay không nằm ở xác định thời gian học 9 hay 12 năm.

Thứ hai, phải xác định trong kho tàng tri thức loài người cái gọi là kho tàng khoa học ngày càng phát triển, khối lượng tri thức thường 4 năm tăng gấp đôi, chưa kể biến đổi từ chính xác sang không và ngược lại.

Vậy người công dân tốt nghiệp phổ thông cần cái gì và giáo dục có thể trang bị cho học sinh đến mức nào? Đó là việc của các nhà tâm lí, giáo dục học. Cái các em cần thì giáo dục phải đảm bảo, không thể thoái thác.

Thứ ba, ở khía cạnh xã hội con người muốn tự lập được cuộc sống phải có thời gian chuẩn bị và ở độ tuổi nhất định. Không phải vô lý khi pháp luật quy định ở tuổi bao nhiêu công dân mới có quyền nghĩa vụ và chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

Thứ tư, về mặt con người thế giới tổng kết một trong những cái nhân văn ưu việt của một xã hội là chỉ số phát triển người (phụ thuộc số năm được ngồi trên ghế nhà trường, được giáo dục).

Việc học sinh tốt nghiệp THPT đủ 17, 18 tuổi về mặt thời điểm ra xã hội là phù hợp. “Thả sớm cho các em ra đời” tôi sợ các em chưa được trang bị đủ kiến thức cơ bản để ra làm người.

Nhiều “nhiễu” nên phải học nhiều

Nhiều chuyên gia cho rằng cần rút ngắn thời gian học phổ thông hiện nay. Ý kiến của GS như thế nào?

Có nhiều lý do để đưa ra ý kiến cần rút ngắn thời gian học. Thứ nhất, 12 năm là quá dài vì “ngày xưa chỉ 9 năm nhiều người đã thành nhà khoa học”.

Người muốn rút ngắn lý giải tri thức ngày nay vô cùng nhiều và khác ngày xưa chỉ có trong sách vở, lời thầy dạy. Thời gian học dài cũng có nghĩa tốn thêm tiền của của phụ huynh, xã hội. Cho các em ra trường sớm sẽ góp phần sản xuất của cải vật chất cho xã hội.

Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, tôi nghiêng về giữ nguyên tổng 12 năm học như bây giờ.

Không phản ý kiến cần rút ngắn thời gian học nhưng tôi cho họ chưa tính một yếu tố xã hội bây giờ học sinh phải tiếp xúc với nhiều “nhiễu” hơn. Bên cạnh những thuận lợi thì rủi ro các em có thể bị ảnh hưởng cũng nhiều hơn. Đó là những tác động tâm lý vô không hề nhỏ đối với trò.

Trước rủi ro ấy, con người phải được giáo dục ở tầm nào đó để đủ sức “đề kháng”. Có thể rút ngắn thời gian “dạy chữ” nhưng chưa thể rút ngắn thời gian “dạy người”. Thời gian 12 năm giáo dục phổ thông cũng phù hợp với quá trình phát triển tâm sinh lý của học trò.

Song về phân bậc học thì 10 năm giáo dục cơ bản sẽ tốt hơn hiện nay. Sau đó là 2 năm THPT. Học sinh sẽ học theo hướng dự bị đại học, học ít môn để chuẩn bị đi vào nghề nghiệp thay vì vào ĐH phải đào tạo lại nhiều môn.

Yếu kém giáo dục không phải ở 9 hay 12 năm


- Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Lê Trường Tùng cho rằng giáo dục đang làm từ phần ngọn khi chưa xác định được giáo dục phổ thông cần bao nhiêu năm. GS có đồng ý với quan điểm này?

Giáo dục Việt Nam đã có trải nghiệm nhất định trong quá trình đổi mới nhưng yếu kém hiện nay không nằm ở việc xác định tổng thời gian học phổ thông là bao nhiêu năm. Những vấn đề về con người, phương pháp, nội dung chương trình,…còn quan trọng hơn. Trước thực tế khó khăn như vậy ta cần xác định tập trung giải quyết cái nào trước cái nào sau, làm song song sẽ rất khó.

Cốt lõi phải xác định mục tiêu giáo dục là gì? Cần vẽ ra cho được chân dung mẫu thanh niên Việt Nam thời nay cần có những tiêu chí nào. Từ đó mới nghĩ đào tạo bao nhiêu năm, cơ cấu chương trình, kế hoạch, môn học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

- Vậy có phải giáo dục Việt Nam đang nặng về kiến thức mà xao nhãng những mục tiêu con người mới như GS vừa nói?

Không phải ta không vẽ được chân dung ấy. Thậm chí ta chương trình, SGK trước đây đã đủ để học sinh tốt nghiệp vào đời.

Nhưng bất cập là ở nội dung giảng dạy, đặc biệt là phương pháp rồi cơ sở vật chất,…đưa đáp ứng yêu cầu. Trong khi nội dung kiến thức nặng có những cái thừa, không thật thiết thực thì những cái trò cần thiết thực lại chưa đủ. Vừa nặng vừa nhẹ.

Lại nói về chuyện nặng nhẹ, như một món ăn nếu cho trò cái các em thích dù nặng nữa vẫn ăn được. Ngược lại, không thích các em sẽ nhè ra và cảm thấy nặng dù chỉ một thìa nhỏ.

- Xin GS cho biết hướng đi của Đề án Đổi mới Chương trình, SGK phổ thông sau 2015 sẽ có thay đổi lớn nào?

Thay đổi lớn nhất là phải tiếp cận phát triển năng lực của học trò thay vì nhấn mạnh trang bị khối lượng kiến thức cần có như trước kia.

Dạy phát triển năng lực không đơn giản nên đòi hỏi phải có thời gian dài. Việc xây dựng chương trình, SGK theo đó sẽ xây dựng trên thực tế giáo dục phổ thông 12 năm.

 

Bạn cần biết thêm thông tin về:

Đề thi tốt nghiệp THPT 2013 chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12

Xem nhanh Tỉ lệ chọi 2013

 

 

Tin bài gốc: vietnamnet

Kenhtuyensinh

Theo: vietnamnet