Sự kiện: Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, khoa giáo

Theo dự thảo này, các cơ sở giáo dục ĐH muốn tổ chức liên kết đào tạo CĐ, ĐH vừa học, vừa làm (hay còn gọi là đào tạo ĐH, CĐ tại chức) chỉ được liên kết đào tạo với các cơ sở phối hợp (trường, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh) khi không vi phạm các quy định hiện hành về xác định chỉ tiêu, tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo và các quy định khác có liên quan đến hoạt động đào tạo trong thời hạn ba năm tính đến ngày nộp hồ sơ thực hiện liên kết đào tạo.

**Chương trình liên kết đào tạo quốc tế thuận lợi hơn trong việc cấp phép

Trường cũng phải bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy tối thiểu 70% nội dung chương trình đào tạo khi thực hiện liên kết đào tạo với cơ sở phối hợp đào tạo là các trường đại học, cao đẳng; 100% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo đối với cơ sở phối hợp đào tạo khác.

chương trình liên kết đào tạo

Điểm chú ý trong quy định chương trình liên kết đào tạo

Để chấn chỉnh sự lộn xộn, gây mất niềm tin trong dư luận ở một số kỳ thi tuyển sinh đào tạo tại chức thời gian qua, dự thảo cũng yêu cầu trước kỳ thi tuyển sinh liên kết ít nhất 15 ngày, cơ sở phối hợp đào tạo phải báo cáo bằng văn bản về công tác chuẩn bị tổ chức tuyển sinh và điều kiện đáp ứng việc thực hiện liên kết đào tạo cho sở GD-ĐT (nơi tổ chức liên kết đào tạo) để kiểm tra.

***Lại liên kết đào tạo quốc tế không phép

Nếu cố tình liên kết đào tạo khi chưa có sự đồng ý của Bộ GD-ĐT, tuyển sinh sai quy định, đặt lớp không đúng địa điểm, các trường ĐH, CĐ sẽ bị đình chỉ hoạt động liên kết từ 1-3 năm. Ngoài ra, thủ trưởng cơ sở chủ trì đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.

Theo tác giả Ngọc Hà, Tuổi trẻ